Chuyển phát nhanh và miễn phí nội thành Hà Nội trong vòng 24 giờ

Đau vai gáy uống thuốc gì hiệu quả nhanh và tốt nhất

12/04/2022

Trong thời đại ngày nay, nhân viên văn phòng, những người làm các nghề như kế toán, lập trình… thường phải ngồi lâu trong tư thế cố định, ít vận động, dẫn đến căn bệnh đau mỏi vai gáy, gây bất tiện cho sinh hoạt và làm việc.

Hãy cùng Ship Thuốc Nhanh lướt qua các kiến thức cơ bản và thiết yếu nhất về căn bệnh này cũng như tìm hiểu đau vai gáy uống thuốc gì nhé.

Bệnh đau vai gáy là gì?

Khi nghe cơ vùng vai gáy co cứng, đau đớn, cơn đau có thể lan xuống tận bả vai, khiến cánh tay, cẳng tay thậm chí là ngón tay tê nhức, khó chịu thì bạn đang bị đau vai gáy. Đau vai gáy sẽ khiến bạn thấy khó khăn khi thực hiện các động tác như quay cổ hay quay đầu. Đây là loại bệnh thuộc hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. 

Đau vai gáy sẽ khiến bạn thấy khó khăn khi thực hiện các động tác như quay cổ hay quay đầu.

Đau vai gáy sẽ khiến bạn thấy khó khăn khi thực hiện các động tác như quay cổ hay quay đầu.

Ngoài việc khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là nếu triệu chứng càng ngày càng nặng, bệnh đau vai gáy còn có khả năng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống… Do đó khi mắc bệnh này bạn cần can thiệp y tế kịp thời, thăm khám bác sĩ và điều trị theo phác đồ thích hợp. 

Triệu chứng bệnh đau vai gáy ra sao?

- Đau vùng cổ vai gáy, mức độ đau gia tăng khi đi hoặc chạy, ngồi trong thời gian dài, xoay trở cổ, ho, hắt hơi… Buổi sáng khi ngủ dậy, cơn đau sẽ xuất hiện. Hoặc bạn có thể bị đau sau khi làm việc nặng, khi mệt mỏi hay căng thẳng, và sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

- Xuất hiện cảm giác đau khi thời tiết thay đổi, cơ thể bị nhiễm lạnh.

- Khi nằm, nếu nghiêng về bên đau thì trọng lượng cơ thể dồn về bên này làm cơn đau tăng thêm, nếu nghiêng về bên không đau cũng có khả năng gây giãn cơ khiến cơn đau xuất hiện.

- Cơn đau lan xuống bả vai, khiến cánh tay, cẳng tay và ngón tay tê nhức, dù chỉ chạm nhẹ các vùng này cũng khiến người bệnh đau râm ran, khó chịu.

Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng.

Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng.

- Tần suất cơn đau ngày một tăng, kèm theo đó là mức độ đau và vùng đau cũng gia tăng. Khi bị nặng dù cử động nhẹ nhàng cũng thấy đau, mỏi.

- Cơn đau kéo dài hoặc gia tăng có thể khiến người bệnh chóng mặt, ù tai, hoa mắt…

Phân loại bệnh đau vai gáy thế nào?

Đau vai gáy cấp tính: Cơn đau xuất hiện vào buổi sáng, sau khi thức dậy, do người bệnh ngủ không đúng tư thế hoặc sau khi vận động khiến cho dây chằng vùng cổ vai gáy bị chấn thương hoặc cơ bị chấn thương. Cơn đau sẽ giảm dần rồi hết hẳn sau một thời gian.

Đau vai gáy mãn tính: Các cơn đau vai gáy diễn ra thường xuyên, thời gian đau kéo dài và đau lan sang các vùng khác, vận động nhẹ cũng gây đau đớn, khó chịu. Lúc này người bệnh phải thăm khám bác sĩ để có cách chữa trị hiệu quả, giảm thiểu sự ảnh hưởng và hậu quả của bệnh này.

Nguyên nhân gì gây bệnh đau vai gáy?

Do tác động ngoại cảnh

- Người bệnh vận động mạnh đột ngột, khiêng vác nặng không đúng tư thế, rèn luyện thể dục thể thao mà không làm các động tác khởi động hoặc kỹ thuật không đúng hoặc mức độ tập luyện không phù hợp gây chấn thương ở vùng vai gáy.

- Người bệnh ngồi làm việc sai tư thế, lưng cong hoặc nằm duỗi ra bàn, ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài. 

- Người bệnh có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như để máy lạnh trực tiếp phả vào người, thường xuyên tắm đêm.

- Chế độ ăn của người bệnh thiếu một số vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi.

Do bệnh lý bên trong cơ thể

- Người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ. 

- Người bệnh bị rối loạn chức năng thần kinh, xuất hiện các triệu chứng như thường xuyên căng thẳng, hay run rẩy, tê liệt tay chân, khó ngủ, giữ thăng bằng kém…

- Người bệnh bị vôi hóa cột sống.

- Người bệnh bị viêm bao khớp vai. 

- Người bệnh có khả năng bị ung thư đầu cổ hoặc ung thư phổi.

Làm thế nào để chữa bệnh đau vai gáy?

Điều trị bệnh ở mức độ nhẹ

Sử dụng các biện pháp bên dưới sẽ giúp bệnh thuyên giảm và biến mất trong vòng 2, 3 ngày.

- Hạn chế xoay trở phần đầu và cổ, khi cử động đầu cổ hãy xoay trở nhẹ nhàng, dừng ngay khi thấy quá đau đớn, khó chịu.

- Không để cơ thể nhiễm lạnh vì nhiễm lạnh sẽ khiến các vùng cơ đầu cổ càng co cứng và tăng thêm đau nhức.

- Thử xoa bóp nhẹ nhàng, chườm lạnh vùng vai gáy, tắm nước ấm hoặc thử phương pháp chiếu đèn hồng ngoại để giúp máu lưu thông, cơ giãn và giảm đau.

Điều trị bệnh ở mức độ vừa

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp với một số loại thuốc giảm đau, chống viêm… 

Điều trị bệnh ở mức độ nặng

- Châm cứu: Giúp các dây thần kinh được điều hòa hoạt động, làm giảm co cứng từ đó giúp giảm đau.

- Tiêm các thuốc ức chế: Tạm thời cắt đứt cơn đau và làm mềm cơ.

- Tập vật lý trị liệu: Các bài tập sẽ giúp giãn cơ, giảm đau.

- Phẫu thuật: Nếu đã dùng thuốc kết hợp với các phương pháp khác nhưng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì các bác sĩ sẽ cân nhắc tới biện pháp phẫu thuật. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây tái tổn thương vùng vai gáy.

Điều trị bệnh đau mỏi vai gáy uống thuốc gì?

Sau đây là một số sản phẩm  thuốc đau vai gáy tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để chữa trị cho mình và người thân:

- Thuốc giảm đau Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến và không cần kê đơn, được dùng nhiều trong điều trị các bệnh xương khớp, đau cơ. Lưu ý bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của Paracetamol hoặc có bệnh tim mạch, phổi, thận gan cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Thuốc chống viêm không Steroid: Hiệu quả mạnh hơn Paracetamol, ngoài giảm đau còn chống lại phản ứng viêm bằng cơ chế ức chế enzyme. Lưu ý thuốc có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa nên bệnh nhân chỉ được bác sĩ chỉ định sử dụng nếu Paracetamol không hiệu quả. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Aspirin, Naproxen, Iburpofen…

- Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc giãn cơ, đau vai gáy này giúp ức chế sự dẫn truyền của dây thần kinh và ức chế trương lực cơ, trong trường hợp này bác sĩ thường chỉ định sử dụng các thuốc như: Diazepam, Baclofen, Dantrolene, Tizanidine, Metaxalone, Methocarbamol, Orphenadrine… Lưu ý chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc, trẻ em và người bị nhược cơ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú… 

- Các loại cao dán Salonpas: Giúp giảm đau vì có chứa chất chống viêm dưới dạng thấm qua da.

- Các vitamin nhóm B như Vitamin B1, B6, B12… giúp tăng dẫn truyền thần kinh, tăng tuần hoàn máu, giảm co cứng cơ và giảm đau.

Cao dán Salonpas.

Cao dán Salonpas.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã được trang bị phần nào kiến thức về căn bệnh đau vai gáy và từ đó có thể áp dụng các biện pháp để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân. Để được tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ Ship Thuốc Nhanh qua hotline: 0387326326.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thông tin về Dược sĩ  Ngô Thu Minh 

 

Tôi tên là Ngô Thu Minh, Dược Sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội , hiện tại tôi là người sáng lập ra Nhà Thuốc Thục Anh Số 2 có trang web Shipthuocnhanh. Với nhiều năm đúc kết kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc ngành dược sĩ với các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước, cùng niềm đam mê giúp đời giúp người nên tôi đã quyết định thành lập trang thuốc shipthuocnhanh. Trải qua 4 năm tồn tại và phát triển, hiện trang thuốc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.

Dược Sĩ Ngô Thu Minh với 4 tiêu chí :

  1. Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
  2. Tận tâm, tận tình tư vấn sức khoẻ và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
  3. Lấy mục tiêu chữ ‘’ Tín “ để phát triển hệ thống.
  4. Luôn mang giá trị tốt nhất đến quý khách hàng.

Lưu ý : Mọi thắc mắc vui lòng gọi trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để tránh những điều không mong muốn xảy ra, TIỀN MẤT TẬT MANG.

Mã ID : 26326

19008975