Bệnh chân tay miệng có mức độ lây lan cao. Đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy phụ huynh đã có đầy đủ kiến thức về loại bệnh này chưa? Hãy cùng đọc bài viết
Khi trẻ dưới 5 tuổi có các tình trạng như sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng đó là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm tay chân miệng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ship Thuốc Nhanh xin gửi tới quý khách hàng một số thông tin về bệnh tay chân miệng tại bài viết dưới đây.
Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người. Và dễ phát triển nhanh chóng thành dịch tay chân miệng. Nó thường xuất hiện ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Bệnh thường được gây ra bởi hai loại virus là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Các loại virus này tồn tại trong hệ tiêu hoá.
Bệnh chân tay miệng được gây ra bởi hai nhóm virus là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Chúng thuộc nhóm virus đường ruột. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá từ nước bọt và phân của những người mắc bệnh.
Bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ: Vết loét miệng, nước bọt, dịch mủ hoặc phân của những người bị bệnh. Điều này thường xảy ra khi trẻ em chơi đùa cùng nhau, tiếp xúc với đồ chơi, đồ dùng cá nhân. Hoặc khi chạm tay vào các bề mặt bị nhiễm vi khuẩn
Tiếp xúc với chất nhiễm trùng từ môi trường
Virus chân tay miệng có thể tồn tại trong môi trường như: Nước, đất, bề mặt bẩn, đồ chơi…Trẻ em có thể bị nhiễm virus khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm trùng. Sau đó chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt mà không rửa tay sạch.
Chân tay miệng có khả năng lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi như: Hơi thở, ho, hắt hơi, nước bọt hoặc phân. Điều này thường xảy ra trong các môi trường đông người như: Trường học, nhà trẻ hoặc gia đình có nhiều trẻ nhỏ.
Bệnh chân tay miệng thường có xu hướng lây lan nhanh chóng trong mùa hè và mùa thu. Lúc này, môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của virus.
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển hoặc kém có nguy cơ cao hơn bị nhiễm virus và phát triển bệnh chân tay miệng.
Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao. Đồng thời nó tiềm ẩn các biến chứng nghiêm trọng. Điều trị kịp thời là cần thiết để ngăn chặn tác động nguy hiểm của bệnh.
Bệnh chân tay miệng có thể gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến hệ thống não bộ như: Viêm não, viêm não tủy và viêm màng não. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: Giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi…Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.
Chân tay miệng gây ra các biến chứng liên quan đến hệ thống tim mạch như: Viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Biến chứng xảy ra khi virus tấn công và gây viêm nhiễm trong đó. Những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm phổi, nhiễm trùng phụ khoa, mất nước do khó nuốt cũng là một hậu quả nguy hiểm. Do đó, việc chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh chân tay miệng cần được thực hiện kịp thời và chuyên nghiệp.
Bệnh thường có các triệu chứng điển hình, đặc biệt là ở trẻ em. Các biểu hiện này có thể giúp cha mẹ nhận ra diễn biến bệnh và kịp thời đưa con đến cơ sở y tế. Chân tay miệng thường có ba giai đoạn biểu hiện như sau:
Bệnh chân tay miệng có thể trải qua các giai đoạn sau:
Trong giai đoạn này, biểu hiện của bệnh chưa rõ ràng. Và trẻ vẫn hoạt động và chơi đùa như bình thường. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ ba đến bảy ngày.
Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự xuất hiện của các triệu chứng ban đầu. Trẻ trải qua đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy...Thời gian khởi phát thường kéo dài trong vòng 1 đến 2 ngày.
Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ trở nên rõ ràng hơn. Các biểu hiện điển hình khi bệnh phát triển bao gồm:
Để điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ em và hạn chế các hậu quả sau bệnh, bố mẹ nên áp dụng các phương pháp sau đây:
Sử dụng thuốc hạ sốt như: Paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, rửa miệng bằng dung dịch muối sinh lý. Hoặc sử dụng thuốc xịt họng kháng vi khuẩn giúp giảm đau họng.
Ngoài ra, bố mẹ nên cung cấp cho con các món ăn mềm, dễ nuốt như: Súp, cháo, thức uống mát…Và tránh các món cay, mặn hoặc chua.
Sử dụng dung dịch muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa sạch miệng của trẻ sau khi ăn. Cha mẹ nên nhắc nhở con thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Cung cấp các món ăn giàu dinh dưỡng như: Trái cây tươi, rau xanh, thịt, cá, sữa…Đồng thời, đảm bảo trẻ uống đủ nước trong ngày để tránh mất nước do sốt và tiêu chảy.
Tránh tiếp xúc gần gũi với trẻ em hoặc người lớn bị bệnh chân tay miệng. Hạn chế sử dụng chung đồ chơi, đồ dùng, khăn tắm và quần áo với trẻ bị bệnh. Cũng như, giữ vệ sinh tốt trong gia đình và nơi công cộng. Đảm bảo sự sạch sẽ và thông thoáng tránh virus phát triển.
Tham khảo ý kiến, tuân thủ hướng dẫn điều trị và chăm sóc từ bác sĩ. Ngoài ra, luôn cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh từ các cơ quan y tế địa phương cũng là một cách tốt để kiểm soát bệnh cho cả nhà.
Trên đây là một số thông tin bổ ích về bệnh chân tay miệng. Hiểu rõ về các nguyên nhân và biến chứng giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ. Cũng như đảm bảo hệ miễn dịch tốt là cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus.
0924682238