Đối với những bạn không làm trong lĩnh vực y tế thì chỉ số BPM là gì có thể sẽ không nắm rõ và nhầm lẫn. Đây là chỉ số thường được sử dụng trong điện tim khi khám sức khỏe. Vậy cách đo chỉ số này như thế nào, chỉ số này có ý nghĩa gì là vấn đề bạn đọc quan tâm. Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.
BPM là gì? Chỉ số BPM được sử dụng trong điện tim, là số nhịp tim của bạn trong một phút. Đối với những người bị rối loạn nhịp tim, BPM là giá trị trung bình những lần kiểm tra chỉ số nhịp đập của tim.
BPM là gì?
Đối với những người khỏe mạnh, chỉ số này dao động từ 60 đến 90 BPM. Tuy nhiên một số trường hợp vận động mạnh, hồi hồi, sử dụng chất kích thích thì nhịp tim sẽ có thể tăng cao.
Nhịp tim tăng cao thể hiện các vấn đề sức khỏe mà bạn nên lưu ý. Bởi khi nhịp tim tăng lên làm cho tâm thất không được nhận đủ máu và không cung cấp đủ máu đến các cơ quan cơ thể. Nhịp tim tăng cao làm gia tăng gánh nặng của tim dẫn tới nguy cơ suy tim.
BPM là gì? Nhịp tim là tiêu chuẩn giúp chẩn đoán và phát hiện những điều bất thường có thể xảy ra đối với cơ thể. Đối với người khỏe mạnh thì chỉ số BPM sẽ dao động từ 60 - 100 lần/phút. Tuy nhiên, một số trường hợp thì nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
Đối với trẻ em hoạt động vui chơi chạy nhảy nhiều thì nhịp tim có thể lên tới 200 lần/phút. Nhịp tim tối đa ở người vận động cường độ cao là 220 lần/phút. Tùy phản ứng của từng cơ thể với các tác nhân bên ngoài khác nhau mà nhịp tim khi vận động sẽ dao động ở mức tương ứng với phạm vi cho phép.
Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số BPM là gì đã được chúng ta giải thích ở trên. Vậy chỉ số BPM như thế nào là bất thường? Cụ thể một số trường hợp chỉ số bất thường mà bạn có thể tham khảo:
Rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân gây nên như bệnh lý tim mạch, rối loạn tâm lý, lao động quá sức… Vì vậy khi có dấu hiệu bất thường về nhịp tim hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám nhằm phát hiện sớm nguyên nhân để điều trị.
Chỉ số BPM là gì và cần làm gì khi chỉ số BPM tăng cao là những băn khoăn của nhiều bạn đọc. Bạn cần thực hiện những biện pháp làm giảm BPM tại chỗ dưới đây để hạn chế những rủi ro xảy ra khi chỉ số BPM tăng quá cao.
Cách đo chỉ số BPM
Với nội dung trên bạn đã hiểu được BPM là gì một cách chi tiết, vậy cách đo nhịp tim hiệu quả như thế nào? Dưới đây là các cách đo nhịp tim chính xác và hiệu quả được sử dụng phổ biến.
Đo nhịp tim bằng cách thủ công thông qua 1 chiếc đồng hồ có chỉ số giây. Nên chọn đo nhịp tim vào buổi sáng ngay khi vừa ngủ dậy để có chỉ số chính xác nhất. Đây là cách đo đơn giản mà bạn có thể thực hiện bất cứ đâu với chiếc đồng hồ cá nhân của mình.
Đo nhịp tim bằng thiết bị công nghệ cao như đồng hồ thông minh. Cách đo này khá đơn giản và cho kết quả chuẩn xác. Bạn chỉ cần sử dụng đồng hồ thông minh và thiết bị kết nối mạng internet và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng.
Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi chỉ số Bpm là gì và những thông tin cần biết về chỉ số này. Tim mạch là bộ phận quan trọng của cơ thể người. Vì thế khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào hãy liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Để được tư vấn cụ thể hơn hãy liên hệ ngay với Shipthuocnhanh theo hotline 0387.326.326. Hoặc bạn có thể đến tại Nhà Thuốc Số 2: 180 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội để được hỗ trợ.
0924682238