Chàm sữa là tình trạng viêm da rất. hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi bị bệnh, bé đau rát, quấy khóc khiến ba mẹ vô cùng lo lắngVậy phụ huynh đã trang bị đầy đủ kiến thức về chàm sữa chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cặn kẽ vấn đề này.
Chàm là bệnh lý về da liễu và dễ gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh. Vậy chàm sữa là gì, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là một trong những triệu chứng của viêm da dị ứng, gặp phổ biến ở trẻ từ hai tháng đến hai tuổi.
Cơ chế gây bệnh là hệ miễn dịch của trẻ bị rối loạn gây ra đột biến gen ảnh hưởng tới lớp hàng rào bảo vệ da. Khi đó, các tác nhân gây dị ứng như các vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển lại tiếp tục làm rối loạn hệ miễn dịch. Việc này làm niêm mạc da trở nên nhạy cảm, mẩn đỏ, khô và ngứa hơn.
Chàm sữa được chia thành các nhóm thường gặp nhất:
Hiện nay, chưa có báo cáo chính xác về nguyên nhân gây nên chàm ở con. Bệnh có thể do các vấn đề về cơ thể trẻ hoặc các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động gây dị ứng. Dưới đây là tổng hợp những tác nhân gây tổn thương khiến bé có nguy cơ bị chàm sữa:
Dựa vào các dấu hiệu đặc trưng bệnh lý, chàm sữa được chia thành 5 giai đoạn chính, cụ thể:
Lúc này, con xuất hiện các mảng to màu đỏ gây ngứa ngày, khó chịu. Ngoài ra, còn có nhiều nốt mụn nhỏ màu trắng li ti nổi trên bề mặt da.
Những nốt trắng trên da to lên và phát triển thành mụn nước nhỏ. Chúng chứa bọc dịch mủ trong và mọc dày chi chít. Sau đó kết lại tạo thành các mụn nước lớn hơn và lan rộng ra các vùng xung quanh.
Mụn nước gây ngứa ngáy khiến bé vô tình gãi hay tác động vào gây vỡ bọc mủ . Vùng da bị tổn thương xuất hiện những vết trợt và có nguy cơ bị bội nhiễm cao.
Giai đoạn này thường kéo dài trong một đến ba ngày. Khi mụn nước vỡ đọng lại trên niêm mạc da là dịch huyết thanh. Lâu dần huyết thanh khô xuất hiện những mảng vảy dày và bong tróc để lại một lớp mỏng nhẵn bóng.
Tiếp theo giai đoạn 4, lớp mỏng mới tái tạo nhanh chóng nứt ra, bong vảy thành các mảng dày hoặc vụn như cám. Sau đó, lớp da dày lên và sắc tố do chàm chuyển màu đậm hơn.
Chàm sữa ở con khiến bố mẹ luôn suy nghĩ, bất an vì con đau ngứa, quấy khóc. Một số cách phòng tránh bệnh hiệu quả sau sẽ giúp da con dịu hơn và bố mẹ thoải mái tinh thần:
Mẹ cần cho bé bú sữa đủ trong ít nhất sáu tháng đầu và duy trì thời gian lâu nhất có thể. Khi con chuyển sang giai đoạn ăn dặm, phụ huynh cần tránh các thành phần dễ gây dị ứng như: Trứng, lạc, hải sản, thực phẩm lên men…
Tắm rửa cho con bằng nước ấm và các loại sữa tắm có bảng thành phần dịu nhẹ, an toàn với các bé sơ sinh. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm sạch. Bên cạnh đó, giữ da trẻ luôn thoáng mát và lựa chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Mẹ chú ý giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoát, nhiệt độ phòng ổn định. Như thế sẽ hạn chế tạo ra môi trường sống lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh.
Thông thường, bệnh chàm sữa sẽ thuyên giảm và dần dần lành lại sau vài tuần. Nếu tình trạng chàm kéo dài tận đến khi bé bốn tuổi thì có thể bệnh đã tiến triển thành chàm thể tạng.
Tốt hơn hết là cha mẹ hãy dẫn bé đi khám da liễu ở những cơ sở uy tín và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được áp dụng các liệu pháp dân gian chưa được kiểm chứng hay gây phản khoa học như: Dùng các loại lá, đắp thuốc…
Bài viết trên đem đến cho các bậc phụ huynh về những kiến thức tổng quan của bệnh chàm sữa phổ biến ở trẻ. Mong cha mẹ có cái nhìn khách quan và tìm được giải pháp hữu hiệu của con của bạn.
Bài viết này chia sẻ cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh chàm sữa . Mọng bạn đọc có cái nhìn khách quan và tìm được giải pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên Ship Thuốc Nhanh đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với quý khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng bấm hotline: 19008975
0924682238