Thuật ngữ Anxiety chỉ một căn bệnh liên quan đến rối loạn lo âu ở con người. Tuy nhiên, bởi sử dụng thuật ngữ tiếng Anh nên nhiều người còn chưa thực sự hiểu hay biết đến Anxiety là gì và những triệu chứng của nó. Ship thuốc nhanh sẽ thông tin chi tiết cho bạn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây!
Để trả lời cho câu hỏi Anxiety là gì, chúng tôi có thể giải thích ngắn gọn như sau. Anxiety là một từ tiếng Anh, được dịch ra tiếng Việt đơn giản là “sự lo lắng”. Trong tiếng Anh chuyên ngành y tế, cụm từ này còn được dùng để chỉ một căn bệnh, một hội chứng ở con người, đó là căn bệnh “rối loạn lo âu”.
Anxiety là căn bệnh rối loạn lo âu phổ biến ở con người trong xã hội hiện đại
Anxiety hay Anxiety Disorder là một căn bệnh gây nên rất nhiều ảnh hưởng cho tình trạng sức khỏe và đời sống của con người nói chung. Người bệnh khi bị mắc hội chứng này, thường bị kèm theo các biểu hiện của trầm cảm, rối loạn ăn uống, nặng hơn là rối loạn nhân cách. Đây là trạng thái mà con người bị rơi vào cảm giác lo lắng một cách thái quá, thần kinh lúc nào cũng căng thẳng mà không có lý do rõ ràng.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về nguyên nhân gây nên bệnh Anxiety là gì? Tại sao lại bị mắc hội chứng Anxiety Disorder? Chúng tôi có thể giải thích cho bạn một cách ngắn gọn như sau, nguyên nhân cơ bản dẫn đến căn bệnh Anxiety Disorder đó là:
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng Anxiety Disorder
Do quá lạm dụng thuốc hoặc các chất kích thích: Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, hội chứng rối loạn lo âu bị tác động rất lớn từ các loại thuốc và chất kích thích. Đặc biệt, nghiên cứu trên những người nghiện rượu, hội chứng Anxiety thường xảy ra trong quá trình cai rượu cấp tính.
Do căng thẳng kéo dài: Căng thẳng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, khiến cơ thể dễ mắc phải hội chứng Anxiety. Căng thẳng có thể xuất phát từ mọi điều trong cuộc sống, từ học tập, đến công việc, gia đình,...
Do có tiền sử về bệnh: Theo một vài nghiên cứu, chuyên gia đã đưa ra chứng minh căn bệnh rối loạn lo âu có thể liên quan đến các căn bệnh nội tiết, cụ thể như bệnh cường giáp hay Pheochromocytoma.
Do yếu tố di truyền: Căn bệnh rối loạn lo âu cũng có bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu một người mẹ gặp căn bệnh này, con của họ cũng rất có khả năng bị rối loạn ngay từ khi còn nhỏ.
Khi tình trạng rối loạn lo âu kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt cá nhân mỗi người. Chính vì vậy, nếu phát hiện từ sớm và có những phương pháp phòng ngừa, điều trị hợp lý, bệnh của bạn sẽ được khống chế, giúp ổn định hơn về lâu dài.
Các triệu chứng cơ bản của rối loạn lo âu
Khi gặp bất kỳ một triệu chứng nào dưới đây, chúng tôi khuyên bạn nên tìm những phòng khám để được tư vấn và hỗ trợ điều trị:
Thường xuyên trong trạng thái lo lắng và không có nguyên nhân cụ thể: Những nỗi lo lắng của bệnh nhân mắc bệnh Anxiety rất mơ hồ và không rõ ràng, thậm chí là họ vẫn lo lắng cho những sự việc đã xảy ra cách đó khá lâu rồi. Bên cạnh vấn đề tâm lý, người mắc bệnh cũng luôn trong trạng thái tim đập nhanh, bị vã mồ hôi, chân tay bị run, bị khó thở,...
Dễ bị kích động: Từ những điều nhỏ nhặt nhất, bạn cũng rất dễ bị nổi nóng và kích động, đó là biểu hiện của thần kinh giao cảm ở não đang bị hoạt động quá sức, não cảm giác được nguy hiểm và phản ứng lại.
Thường xuyên cảm thấy bồn chồn: Bồn chồn là cảm giác không thoải mái, cảm thấy như bị hối thúc. Nếu bạn cảm thấy thường xuyên bị bồn chồn và trạng thái này kéo dài trên 6 tháng, thì rất có khả năng bạn đã mắc phải hội chứng Anxiety.
Luôn khó tập trung, cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu: Sự lo lắng về tinh thần sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi. Bệnh nhân mắc bệnh Anxiety thì rất khó để tập trung vào một việc gì đó, bị gián đoạn chu trình làm việc của não.
Giấc ngủ không ổn định, dễ gặp tình trạng căng cứng cơ: Người bị bệnh Anxiety thường xuyên khó ngủ, hoặc giấc không sâu, dễ bị tỉnh giấc. Hơn nữa lo lắng kéo dài dễ gặp phải tình trạng căng cơ trên cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này, bạn nên đi khám trực tiếp, không được tự ý sử dụng thuốc điều trị như thuốc an thần, rất dễ gây những biến chứng khác.
Ngại giao tiếp, tránh né các mối quan hệ xã hội: Chứng Anxiety khiến nhiều người bị mất tự tin khi giao tiếp xã hội, sợ môi trường đông người. Tuy nhiên, không thể khẳng định được ngại giao tiếp là một biểu hiện của Anxiety, nhưng nếu có biểu hiện này đi kèm với 1 vài biểu hiện khác nữa, thì bạn nên chú ý tới cơ thể nhiều hơn.
Từ các triệu chứng, biểu hiện, nguyên nhân của bệnh nhân mắc bệnh Anxiety Disorder, mà người ta chia căn bệnh này ra làm nhiều dạng, cụ thể như sau:
Dạng rối loạn lo âu lan tỏa: Được viết tắt với tên GAD, với biểu hiện đặc trưng là lo âu dai dẳng, không thể kiềm chế trong bất kỳ tình huống nào, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, dạng này dễ gặp nhất vẫn là trong độ tuổi 20 đến 30, tỷ lệ ở nữ cao hơn ở nam.
Dạng rối loạn lo âu cưỡng chế: Được viết tắt với tên OCD, mang tính chất mãn tính. Người bị mắc dạng bệnh này thường có suy nghĩ và hành động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách vô nghĩa, khó kiểm soát hành động (như rửa tay hàng chục lần mặc dù đã sạch). Dạng này dễ gặp ở lứa tuổi thanh niên, tỷ lệ mắc bệnh ở cả 2 giới là như nhau.
Dạng rối loạn lo âu sau chấn thương: Được viết tắt với tên PTSD, hay còn gọi là stress sau sang chấn, tức là tinh thần bị tổn thương do ngoại lực. Theo thống kê trên thế giới, hiện tại tỷ lệ người mắc hội chứng này chiếm từ 0,5% đến 1%, phổ biến hơn ở nữ giới.
Dạng rối loạn lo âu xã hội: Được gọi với cái tên là Social phobia hay Social Anxiety Disorder, là hiện tượng lo lắng và sợ hãi trong các tình huống xã hội cơ bản (hội tiệc, trước đám đông, sợ nói chuyện,...)
Dạng rối loạn lo âu khi xa cách: Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em, xảy ra khi phải ở xa môi trường hoặc người đem lại cảm giác an toàn.
Chẩn đoán để phân biệt các dạng của hội chứng lo âu cơ bản
Căn bệnh này cũng có thể điều trị được dứt điểm theo các biện pháp sau đây:
Dùng thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm được đánh giá là hiệu quả đối với những người mắc bệnh Anxiety. Tuy nhiên, loại thuốc này lạm dụng cũng không tốt, nên cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ mới được sử dụng.
Đi khám tâm lý: Các bác sĩ tư vấn tâm lý sẽ là biện pháp tối ưu để điều trị căn bệnh rối loạn lo âu. Hơn nữa, khác với dùng thuốc, phương pháp này giúp hạn chế được tuyệt đối các tác dụng phụ xảy ra.
Dùng phương pháp nhận thức hành vi: Có thể áp dụng phương pháp này song song với những cách điều trị khác để có kết quả nhanh chóng và chính xác hơn.
Có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế, mỗi người nên có ý thức phòng tránh căn bệnh này ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu bất ổn. Một số cách cơ bản giúp phòng ngừa đó là:
Xây dựng chế độ tập luyện lành mạnh: Luyện tập hàng ngày giúp con người ta đảm bảo được sức khỏe, sống vui vẻ hơn.
Tập luyện thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh tác động của căn bệnh
Xây dựng chế độ ăn khoa học: Người bị chứng Anxiety Disorder có thể sử dụng các loại thực phẩm như quả bơ, sữa, cá hồi, gạo lứt, trà xanh,... Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B và omega 3, đồng thời hạn chế các acid béo.
Ngủ đủ giấc: Đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để giữ trạng thái tốt nhất.
Trên đây, Ship thuốc nhanh đã lý giải cho bạn Anxiety là gì và các vấn đề xoay quanh tình trạng đó. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn, giúp bạn cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình. Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0387.326.326 để được tư vấn.
0924682238