Thuốc Panadol Cảm Cúm gồm những gì? Cách sử dụng Thuốc Panadol Cảm Cúm như thế nào ? Giá thành sản phẩm Thuốc Panadol Cảm Cúm bao nhiêu? ……..là những thắc mắc mà đại đa số khách hàng, bệnh nhân, hay chính người nhà bệnh nhân đang sử dụng thuốc khác nhau mà không có câu trả lời thích hợp ?
Thuốc Panadol Cảm Cúm là thuốc gì?
Thuốc Panadol Cảm Cúm làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như sốt, đau và xung huyết mũi
Nhóm thuốc: Giảm Đau, Hạ Sốt
Thuốc Panadol Cảm Cúm thành phần chính gồm những gì
500 mg Paracetamol
25 mg Caffeine
5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Thuốc Panadol Cảm Cúm có tác dụng gì?
Thuốc Panadol Cảm Cúm làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như sốt, đau và xung huyết mũi.
Thuốc Panadol cảm cúm có trị đau đầu không?
Câu trả lời là Có. Vì thuốc panadol được sử dụng trong điều trị bệnh cúm bởi thành phần paracetamol. Thành phần này không chứa steroid và giúp hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa.Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, giảm đau như đau đầu, đau cơ, đau khớp, chống viêm,... hiệu quả và an toàn.
Liều dùng và cách sử dụng Panadol Cảm Cúm
Người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên
Không dùng quá liều chỉ định.Nên sử dụng liều thấp nhất cần thiết để có hiệu quả điều trị.
Nên dùng 1 hoặc 2 viên mỗi lần, có thể dùng tới 4 lần/ngày.Liều tối đa hàng ngày: 8 viên trong 24 giờ.
Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ.
Thời gian tối đa dùng thuốc không có tư vấn của bác sỹ: 7 ngày.
Thận trọng và lưu ý đặc biệt của Thuốc Panadol Cảm Cúm
- Bác sỹ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
- Chứa paracetamol. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol, thuốc chống xung huyết và các thuốc chống cảm cúm khác. Sử dụng đồng thời các thuốc khác có chứa paracetamol có thể dẫn đến tình trạng quá liều. Dùng quá liều paracetamol có thể gây ra suy gan, điều này có thể dẫn đến việc ghép gan hay tử vong.
- Đã có báo cáo trường hợp rối loạn/suy giảm chức năng gan ở bệnh nhân bị thiếu hụt glutathione như suy dinh dưỡng, biếng ăn trầm trọng, có chỉ số khối cơ thể thấp hoặc người nghiện rượu mạn tính.
- Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này cho bệnh nhân đang bị các bệnh sau: Cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, cường giáp, glaucoma góc đóng, bướu Phaeochromocytoma, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh mạch tắc nghẽn, suy giảm chức năng gan hoặc thận. Có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan trên bệnh nhân đang bị các bệnh về gan, bệnh nhân ở trạng thái thiếu hụt glutathione như nhiễm trùng máu, sử dụng paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân đang dùng các thuốc chẹn beta, thuốc hạ huyết áp khác và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
- Không nên dùng thuốc cho bệnh nhân đang dùng các thuốc kích thích thần kinh giao cảm (như thuốc chống xung huyết, thuốc ăn kiêng và các thuốc kích thích thần kinh giống amphetamine).
- Tránh dùng quá nhiều caffeine trong khi đang dùng thuốc này.
- Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sỹ. Để xa tầm tay trẻ em.
- Thuốc có chứa Eurocol Sunset Yellow (E110), có thể gây phản ứng dị ứng.
- Thai kỳ và cho con bú
- Khả năng sinh sản: Chưa có dữ liệu.
- Phụ nữ mang thai: Không khuyến nghị dùng thuốc này.
- Paracetamol: Các nghiên cứu trên người và động vật vẫn chưa xác định được bất kỳ nguy cơ nào của paracetamol đối với thai kỳ hoặc sự phát triển phôi thai.
- Caffeine: Không khuyến nghị dùng thuốc này do có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan tới việc tích lũy caffeine trong cơ thể.
- Phenylephrine: Chưa có dữ liệu.
- Phụ nữ cho con bú: Nếu không có chỉ định của bác sỹ thì không nên dùng thuốc này.
- Paracetamol: Các nghiên cứu trên người với Paracetamol ở liều dùng khuyến nghị không xác định được bất cứ nguy cơ nào đối với phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú mẹ.
- Caffeine: Caffeine trong sữa mẹ có thể có tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ nhưng vẫn chưa quan sát thấy độc tính đáng kể.
- Phenylephrine: Phenylephrine có thể bài tiết vào sữa mẹ.
- Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Bệnh nhân bị chóng mặt do dùng thuốc không nên lái xe và vận hành máy móc.
Tác dụng không mong muốn của Thuốc Panadol Cảm Cúm
Paracetamol: hiếm gặp
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu. Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn. Phản ứng dị ứng da như: ban đỏ, phù mạch, hội chứng Stevens –Johnson. Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất: Co thắt phế quản ở các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID khác. Rối loạn gan mật: Bất thường gan.
- Caffeine: Không xác định được tần suất xuất hiện.
- Hệ thần kinh trung ương: Bồn chồn, chóng mặt.
- Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol-caffeine cùng với chế độ ăn uống có nhiều caffeine, có thể gặp các tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, thao thức, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.
- Phenylephrine: phổ biến
- Rối loạn tâm thần: Bồn chồn.
- Rối loạn trên hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
- Rối loạn trên tim: Tăng huyết áp.
- Rối loạn trên đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Hiếm gặp:
- Rối loạn về mắt: Giãn đồng tử, glaucoma góc đóng cấp tính, thường hay xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử bị glaucoma góc đóng.
- Rối loạn trên tim: Nhịp tim nhanh, hồi hộp.
- Rối loạn da và dưới da: Phản ứng dị ứng (như phát ban, mày đay, viêm da dị ứng).
- Rối loạn thận và đường tiết niệu: Tiểu buốt, bí tiểu. Thường hay xảy ra ở những bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiết niệu như bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.
Bảo quản của Thuốc Panadol Cảm Cúm
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, khoảng 5℃ - 25℃.
Để xa tầm tay trẻ em.
Tránh để nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
Quy cách đóng gói của Thuốc Panadol Cảm Cúm
Thuốc Panadol Cảm Cúm được bào chế dưới dạng viên nén
Nhà sản xuất của Thuốc Panadol Cảm Cúm
Thuốc Panadol Cảm Cúm được sản xuất bởi GlaxoSmithKline
Nơi sản xuất của Thuốc Panadol Cảm Cúm
Thuốc Panadol Cảm Cúm được sản xuất tại Anh
Địa chỉ mua Thuốc Panadol Cảm Cúm ở đâu?
Thông tin mua Thuốc Panadol Cảm Cúm vui lòng liên hệ như sau
Mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc
+ Địa chỉ :Nhà Thuốc Thục Anh số 2 -178 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội.
Đặt hàng thuốc qua website chúng tôi
+ Lưu ý : Ở khu vực hà nội giao trong vòng 30 Phút
Ngoại thành giao thuốc trong ngày
Mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay shipthuocnhanh qua số điện thoại 0387326326 để được giải đáp
Thông tin về Dược sĩ Ngô Thu Minh
Tôi tên là Ngô Thu Minh, Dược Sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội , hiện tại tôi là người sáng lập ra Nhà Thuốc Thục Anh Số 2 có trang web Shipthuocnhanh. Với nhiều năm đúc kết kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc ngành dược sĩ với các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước, cùng niềm đam mê giúp đời giúp người nên tôi đã quyết định thành lập trang thuốc shipthuocnhanh. Trải qua 4 năm tồn tại và phát triển, hiện trang thuốc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.
Dược Sĩ Ngô Thu Minh với 4 tiêu chí :
- Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Tận tâm, tận tình tư vấn sức khoẻ và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
- Lấy mục tiêu chữ ‘’ Tín “ để phát triển hệ thống.
- Luôn mang giá trị tốt nhất đến quý khách hàng.
Lưu ý : Mọi thắc mắc vui lòng gọi trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để tránh những điều không mong muốn xảy ra, TIỀN MẤT TẬT MANG.
Mã ID : 26326