Liên hệ
Liên hệ
Thuốc Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh Quinolon chuyên chữa trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn điển hình như viêm xoang cấp tính, nhiễm trùng xương khớp, tiêu chảy truyền nhiễm, viêm tiền liệt tuyến, giảm bạch cầu, nhiễm trùng ổ bụng,...
Một trong các dòng kháng sinh hay được lựa chọn sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay chính là thuốc Ciprofloxacin thuộc nhóm Quinolon. Sở hữu tác dụng chính giúp ngăn ngừa sự phát triển và tấn công của nhiều loại vi khuẩn khác nhau nên hay được ưu tiên cho trường hợp chữa trị bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Bạn đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến dòng thuốc này trước khi sử dụng? Tất cả sẽ được Ship Thuốc Nhanh giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!
Thuốc Ciprofloxacin như đã đề cập thuộc vào nhóm kháng sinh phổ rộng quinolon hoạt động bằng cách tiêu diệt hết vi khuẩn bằng việc ngăn chặn quá trình hoạt động của enzyme DNA-gyrase liên quan đến tái tạo và phục hồi các DNA vi khuẩn. Do vậy được đánh giá là một vũ khí chiến lược hàng đầu trong chữa trị nhiễm khuẩn khi vi khuẩn đã kháng được những dòng kháng sinh khác.
Thuốc Ciprofloxacin điều trị các bệnh nhiễm trùng
Thuốc Ciprofloxacin hiện đang có sẵn ở các dạng viên nén và dạng lỏng. Tại mỗi dạng khác nhau sẽ có tương ứng thành phần bào chế khác nhau. Cụ thể như sau:
- Dạng viên nén Ciprofloxacin 250mg, 500mg và 750mg chứa ciprofloxacin hàm lượng tương ứng 250mg, 500mg và 750mg cùng một vài tá dược đầy đủ cho 1 viên gồm polyethylene glycol, methyl hydroxypropyl cellulose 2910-15, magnesium stearate, titanium dioxide, microcrystalline cellulose, maize starch, crospovidone, colloidal silicon dioxide và purified water.
- Dạng chất lỏng: 10ml chứa 1g Ciprofloxacin và các thành phần tá dược gồm poly -dispersion 30%, polysorbate 20, polyvidone 25 và methyl - hydroxypropyl cellulose.
Ciprofloxacin mang tác dụng tốt trong việc chống lại được một lượng lớn các loại vi khuẩn khác nhau. Trong số đó có xu hướng kháng lại những loại thuốc kháng sinh hay được sử dụng. Do vậy hay dùng để chữa trị các bệnh nhiễm trùng xuất phát từ vi khuẩn gây ra gồm:
- Nhiễm trùng ngực: Viêm phế quản cấp tính, viêm phổi, nhiễm trùng phổi xơ nang
- Nhiễm trùng tai mũi họng: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm tai ngoài Externa
- Nhiễm trùng mắt: Viêm kết mạc nguyên nhân do vi khuẩn
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm niệu đạo, nhiễm trùng thận, viêm bàng quang
- Nhiễm trùng tiền liệt tuyến hoặc viêm mào tinh hoàn
- Nhiễm trùng da: Loét nhiễm trùng, bỏng, áp xe hoặc viêm mô tế bào
- Nhiễm trùng bụng: Áp xe bụng, viêm phúc mạc
- Nhiễm trùng ruột và dạ dày: Tiêu chảy, thương hàn
Ngoài ra điều trị hiệu quả đối với một số căn bệnh như viêm vùng chậu, bệnh lậu, ngăn ngừa nhiễm trùng cho người phẫu thuật dạ dày, ngăn ngừa viêm màng não,...
Bạn đang bị cảm cúm, đang tìm mua loại thuốc điều trị phù hợp, hãy tham khảo công dụng thuốc ameflu và dùng thuốc đúng liều nhé.
Liều dùng Ciprofloxacin phụ thuộc nhiều vào từng tình trạng sức khỏe của người bệnh cần điều trị. Do vậy để biết được chính các liều dùng cũng như cách sử dụng sao cho phù hợp nhất thì mỗi bệnh nhân cần đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phù hợp nhất. Sau đây chính là liều dùng tham khảo với từng loại bệnh:
Liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe
- Viêm xoang cấp tính vừa và nhẹ: 500mg mỗi 12h hay tiêm tĩnh mạch 400mg mỗi 12h trong vòng 10 ngày.
- Nhiễm trùng xương khớp: Nhẹ và trung bình dùng 500mg mỗi 12h hoặc tiêm tĩnh mạch 400mg mỗi 12h không quá 4 - 6 tuần. Còn nặng thì 750mg mỗi 12h, tiêm tĩnh mạch 400mg mỗi 8h không quá 4 - 6 tuần.
- Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn mãn tính Proteus mirabilis hoặc Escherichia coli gây ra với liều dùng 500mg mỗi 12h hoặc tiêm tĩnh mạch 400mg mỗi 12h không quá 28 ngày.
- Giảm bạch cầu vì sốt nặng dùng 400 mg mỗi 8h trong 7 – 14h
- Nhiễm trùng ổ bụng biến chứng: 500mg mỗi 12h hoặc tiêm tĩnh mạch 400mg trong 12 giờ không quá 7 - 14 ngày.
Bên cạnh chức năng điều trị cao thì Ciprofloxacin cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ cho người sử dụng. Điển hình bao gồm:
- Chán ăn, tiêu chảy, tăng men gan, đau bụng chóng mặt, rối loạn tiêu hóa
- Với người dễ dị ứng có thể gặp phản ứng quá mẫn nguy hiểm như phù mặt, phù thanh quản, khó thở.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xương khớp cho trẻ nhỏ, nhất là trong độ tuổi đang phát triển. Ngoài ra cũng gây ra đau dây chằng, viêm dây thần kinh,...
- Ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh như gây ra đau đầu, mệt mỏi, dễ kích động, run rẩy hoặc mất ngủ.
- Có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi làm mất cân bằng hệ sinh thái của cơ thể
- Một số phản ứng phụ hiếm gặp như đau khớp, đau cơ, suy thận cấp, sốc phản vệ, nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn thị lực, vị giác, ù tai, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu,...
Uống thuốc Ciprofloxacin gây ra mất ngủ
Việc sử dụng thuốc Ciprofloxacin là một điều rất cần thiết đối với các trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn giai đoạn nặng. Vậy cần phải làm như thế nào để có thể hạn chế được tối hiểu tác dụng phụ ngoài ý muốn khi dùng? Bệnh nhân hãy tham khảo một vài lưu ý sau:
- Uống thuốc Ciprofloxacin dễ khiến cơ thể bị suy nhược nên phải hết sức cẩn trọng thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối tránh việc tự ý tăng giảm liều lượng hoặc bỏ giữa chừng.
- Bệnh nhân có tiền sự rối loạn hệ thần kinh trung ương, động kinh, người suy giãn và suy thận, phụ nữ có thai hoặc cho con bú thì tốt nhất không nên dùng.
- Không dùng thuốc cùng với nước ép trái cây hoặc sản phẩm từ sữa vì sẽ làm giảm chức năng chữa bệnh.
- Tránh vận hành máy móc, lái xe hay thực hiện các công việc nguy hiểm khi vừa uống thuốc xong vì nó có thể khiến phản ứng giảm.
- Ngoài ra Ciprofloxacin còn khiến cho bạn dễ cháy nắng nên cần tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng hoặc dùng kem chống nắng có độ SPF 30 trở lên.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng và ánh nắng chiếu trực tiếp. Đặc biệt không được bảo quản trong phòng tắm và cần để xa tầm với của trẻ nhỏ và thú cưng.
Tùy vào dạng bào chế sẽ có tương ứng các cách đóng gói khác nhau. Với viên nén bao phim thì được đóng trong hộp có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên hoặc lọ nhựa 100 viên. Với thuốc tiêm 1 lọ 200 mg/100 ml.
Quy cách đóng gói thuốc Ciprofloxacin
>> Thuốc hapacol là thuốc gì? Quy cách đóng gói thế nào? Thuốc có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu ngay nào!
Có nhiều nhà sản xuất đang sản xuất ra sản phẩm thuốc Ciprofloxacin điển hình gồm:
Việt Nam
Thuốc Ciprofloxacin hiện được phân phối khắp các nhà thuốc, quầy thuốc, cơ sở y tế trên toàn quốc. Tuy nhiên để tránh việc mua phải hàng kém chất lượng và hàng giả thì bạn hãy tìm đến các cơ sở bán hoặc trang web uy tín.
Trong đó có một địa chỉ nổi bật luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng chính Ship Thuốc Nhanh. Khách hàng mua thuốc Ciprofloxacin theo 2 cách sau:
Cách 1: Mua thuốc Ciprofloxacin tại Nhà Thuốc Thục Anh số 2: 178 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội
Cách 2: Đặt mua thuốc Ciprofloxacin tại shipthuocnhanh, bạn sẽ nhận được thuốc trong vòng 2h nếu ở khu vực Hà Nội.
Thuốc Ciprofloxacin mang đến hiệu quả cao trong việc chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau nhưng bên cạnh đó vẫn còn ẩn chứa rất nhiều tác dụng phụ đi kèm. Do vậy những thông tin trong bài viết của Ship Thuốc Nhanh chỉ mang tính chất tham khảo và người bệnh tuyệt đối không được tự mua về để dùng mà cần uống theo đơn thuốc của bác sĩ. Mọi thắc mắc cần tư vấn và giải đáp, liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0387 326 326.
0924682238