Thuốc Vinxium có công dụng gì? Liều dùng thuốc Vinxium ra sao? Giá bán thuốc Vinxium trên thị trường bao nhiêu? Mọi thông tin về thuốc Vinxium được Ship thuốc nhanh tổng hợp tại bài viết này.
Thuốc Vinxium là thuốc gì?
Vinxium 40mg là thuốc được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở bệnh nhân có viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng, dự phòng và điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAIDS.
Thành phần chính của thuốc Vinxium
- Esomeprazol (dưới dạng esomeprazol natri) 40mg.
Công dụng của thuốc Vinxium
Esomeprazol tiêm được chỉ định như liệu pháp thay thế khi dùng đường uống không thích hợp đối với các bệnh:
- Trào ngược dạ dày thực quản ở bệnh nhân có viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng.
- Bị loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAIDS.
- Dự phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.
Liều dùng và cách dùng thuốc Vinxium
- Cách dùng:
- Sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch:
- Pha bột với 5 ml dung dịch NaCl 0,9% dùng đường tĩnh mạch vào lọ chứa Esomeprazol. Dung dịch sau khi pha sẽ trong suốt, không màu hoặc vàng nhạt.
- Tiến hành tiêm tĩnh mạch tối thiểu 3 phút.
- Sử dụng bằng các truyền tĩnh mạch:
- Hòa tan Esomeprazol chứa trong lọ với dung dịch NaCl 0,9% vừa đủ 100 ml. Dung dịch sau khi pha trong suốt, không màu hoặc màu vàng nhạt. Chỉ sử dụng dung dịch trong suốt vì vậy dung dịch đã pha phải kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện các phân tử lạ và sự biến màu trước khi dùng.
- Tiến hành truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ 10 – 30 phút.
- Lưu ý: Dung dịch đã pha không nên pha trộn hoặc dùng chung bộ dây truyền với các thuốc khác. Dung dịch thuốc nên dùng trong vòng 12 giờ sau khi pha và tốt nhất dùng ngay sau khi pha để đảm bảo về mặt vi sinh. Nên dùng nửa thể tích pha tiêm nếu chỉ cần dùng 20mg Esomeprazol, nên bỏ phần dung dịch không sử dụng.
- Liều dùng:
- Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản nặng: Sử dụng 40mg 1 lần/ngày.
- Đối với bệnh nhân bị trào ngược triệu chứng không có viêm thực quản: Sử dụng 40mg 1 lần/ngày.
Chống chỉ định của thuốc Vinxium
- Không dùng cho bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Không sử dụng đồng thời với thuốc kháng virus ức chế protease (trong điều trị HIV) như: Atazanavir, Nelfinavir, Saquinavir,…
Tác dụng phụ của thuốc Vinxium
- Thường gặp (>1/100,<1/10): Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn, táo bón.
- Ít gặp (>1/1000, <1/100): Viêm da, ngứa, nổi mề đay, choáng váng, khô miệng.
- Hiếm gặp (>1/10.1000,<1/1000): Phản ứng quá mẫn như phù mạch, phản ứng phản vệ, tăng men gan.
- Các phản ứng ngoại ý được ghi nhận đối với hỗn hợp racemic (omeprazole) và có thể xảy ra với esomeprazole:
- Hệ thần kinh trung ương và ngoại vị: Dị cảm, buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt.
- Lú lẫn tâm thần có thể hồi phục, kích động, nóng nảy, trầm cảm và ảo giác chủ yếu ở bệnh nhân mắc bệnh nặng.
- Nội tiết: nữ hoá tuyến vú.
- Tiêu hoá: Viêm miệng và bệnh nấm Candida đường tiêu hoá.
- Huyết học: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt và giảm toàn bộ tế bào máu.
- Gan: tăng men gan, bênh não ở bệnh nhân trước đó mắc bệnh gan nặng: viêm gan có hoặc không có vàng da, suy gan.
- Cơ xương: Đau khớp, yếu cơ và đau cơ.
- Da: Nổi mẩn, nhạy cảm ánh sáng hồng ban da dạng, hội chứng Stevens-Johnson hoại tử biểu bì gây độc (TEN), rụng tóc.
- Các phản ứng ngoại ý khác mệt mỏi, phản ứng quá mẫn như: phù mạch, sốt, co thắt phế quản, viêm thận kẽ.Tăng tiết mồ hôi, phù ngoại biên, nhìn mờ rối loạn vị giác và giảm natri máu.
Tương tác của thuốc Vinxium
- Esomeprazole ức chế CYP2C19, men chính chuyển hoá esomeprazole. Do vậy, khi esomeprazole được dùng chung với các thuốc chuyển hoá bằng CYP2C29 như diazepam, citalopram, imipram, imipramine, clomipramine, phenytoin,… nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng và cần giảm liều dùng.
Lưu ý khi dùng thuốc Vinxium
- Trước khi sử dụng Vinxium cần chắc chắn bệnh nhân không bị ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị bệnh gan, người suy gan nặng liều dùng không quá 20 mg/ngày.
- Thận trọng khi dùng Vinxium lâu dài vì có thể gây viêm teo dạ dày.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.
Bảo quản thuốc Vinxium
- Bảo quản ở nơi mát mẻ, khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp do nhiệt độ cao và tia tử ngoại có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng thuốc.
- Tránh xa tầm tay trẻ em
Quy cách đóng gói của thuốc Vinxium
- Hộp 5 lọ bột đông khô + 5 ống dung môi.
Nhà sản xuất của thuốc Vinxium
Thuốc Vinxium được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) - VIỆT NAM
Nơi sản xuất của thuốc Vinxium
Thuốc Vinxium được sản xuất tại Việt Nam
Thông tin mua thuốc Vinxium vui lòng liên hệ như sau
Mua hàng trực tiếp tại nhà thuốc
+ Địa chỉ :Nhà Thuốc Thục Anh số 2 -178 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội.
Đặt hàng qua website chúng tôi
+ Lưu ý : Ở khu vực hà nội giao trong vòng 30 Phút
Ngoại thành giao trong ngày
Mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay Ship Thuốc Nhanh qua số điện thoại 0387326326 để được giải đáp
Thông tin về Dược sĩ Ngô Thu Minh
Tôi tên là Ngô Thu Minh, Dược Sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội , hiện tại tôi là người sáng lập ra Nhà Thuốc Thục Anh Số 2 có trang web Shipthuocnhanh. Với nhiều năm đúc kết kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc ngành dược sĩ với các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước, cùng niềm đam mê giúp đời giúp người nên tôi đã quyết định thành lập trang thuốc shipthuocnhanh. Trải qua 4 năm tồn tại và phát triển, hiện trang thuốc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.
Dược Sĩ Ngô Thu Minh với 4 tiêu chí :
- Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Tận tâm, tận tình tư vấn sức khoẻ và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
- Lấy mục tiêu chữ ‘’ Tín “ để phát triển hệ thống.
- Luôn mang giá trị tốt nhất đến quý khách hàng.
Lưu ý : Mọi thắc mắc vui lòng gọi trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để tránh những điều không mong muốn xảy ra, TIỀN MẤT TẬT MANG.
Mã ID : 26326