Chuyển phát nhanh và miễn phí nội thành Hà Nội trong vòng 24 giờ

Thuốc Lisopress - Điều trị tăng huyết áp, suy tim

Liên hệ

  • Thương hiệu:
  • Xuất xứ thương hiệu:
  • Quy cách:
  • Mã sản phẩm:
  • Gedeon Richter
  • Hungary
  • Hộp 2 vỉ x 14 viên

Thuốc Lisopress được đùng để điều trị tăng huyết áp, suy tim

Sản phẩm tạm hết hàng
SHIPTHUOCNHANH.VN CAM KẾT
Đổi trả trong 30 ngày kể từ ngày mua hàng.
Dược sỹ tư vấn tận tâm, tận tình.
Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng (tăng huyết áp tiên phát) là phổ biến nhất. Tăng huyết áp đã xác định được nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát) thường là do cường aldosteron nguyên phát. Ship Thuốc Nhanh xin gửi tới quý khách hàng thông tin về thuốc Lisopress được đùng để điều trị tăng huyết áp, suy tim tại bài viết dưới đây.

Thuốc Lisopress là thuốc gì?

Thành phần cùa thuốc Lisopress

  • Hoạt chất: Mỗi viên nén chứa 5 mg lisinopril (tương ứng 5,44 mg lisinopril dihydrat).
  • Danh sách tá dược: Magnesi stearat, talc, mannitol, tinh bột ngô, calci hydrophosphat dihydrat.

Chỉ định của thuốc Lisopress

  • Tăng huyết áp
  • Điều trị tăng huyết áp.
  • Điều trị suy tim triệu chứng.
  • Nhồi máu cơ tim cấp
  • Điều trị ngắn hạn (6 tuần) trên các bệnh nhân có huyết động ổn định trong vòng 24 giờ sau cơn nhồi máu cơ tim cấp.
  • Biến chứng trên thận ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Điều trị bệnh thận trên các bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường typ 2 và bệnh thận giai đoạn sớm

Cách dùng của thuốc Lisopress

  • Thuốc dùng đường uống

Liều dùng của thuốc Lisopress

  • Liều dùng
    • Liều dùng cần được cá thể hóa tùy theo đặc điểm của bệnh nhân và đáp ứng trên huyết áp
    • Lisopress có thể được sử dụng dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp khác
  • Liều khởi đầu
    • Trên các bệnh nhân tăng huyết áp, liều khởi đầu khuyến cáo là 10 mg. Các bệnh nhân có hệ renin-angiotensin-aldosteron hoạt động mạnh (đặc biệt là tăng huyết áp mạch thận, mất muối và/hoặc giảm thể tích tuần hoàn, bệnh tim mất bù, hoặc tăng huyết áp nghiêm trọng) có thể bị giảm huyết áp quá mức sau liều khởi đầu. Khuyến cáo dùng liều khởi đầu 2,5 - 5 mg trên các bệnh nhân này và cần giám sát y khoa chặt chẽ khi khởi đầu điều trị. Cần dùng liều khởi đầu thấp hơn trên bệnh nhân suy thận (xem Bảng 1 dưới đây).
  • Liều duy trì
    • Liều duy trì hiệu quả thường dùng là 20 mg một lần mỗi ngày. Nhìn chung, nếu hiệu quả điều trị chưa đạt được sau 2 đến 4 tuần với một mức liều nhất định, có thể tăng liều dùng hơn nữa. Liều dùng tối đa trong các thử nghiệm lâm sàng dài hạn có đối chứng là 80 mg/ngày.
  • Các bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu
    • Tụt huyết áp có triệu chứng có thể xuất hiện khi khởi đầu điều trị với Lisopress. Biến cố này thường gặp hơn trên các bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu. Do đó cần phải thận trọng do các bệnh nhân này có thể bị mất muối và/hoặc giảm thể tích tuần hoàn. Nếu có thể nên ngừng thuốc lợi tiểu từ 2 đến 3 ngày trước khi khởi đầu điều trị với Lisopress. Ở những bệnh nhân không thể ngừng thuốc lợi tiểu, cần khởi đầu Lisopress với liều 5 mg. Cần giám sát chức năng thận và nồng độ kali huyết thanh. Liều Lisopress sau đó cần được hiệu chỉnh theo đáp ứng hạ huyết áp. Có thể tái sử dụng thuốc lợi tiểu nếu cần
  • Hiệu chỉnh liều dùng trên bệnh nhân suy thận
    • Liều dùng trên bệnh nhân suy thận dựa trên độ thanh thải creatinin được tóm tắt trong Bảng 1 dưới đây.

Chống chỉ định của thuốc Lisopress

  • Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc được liệt kê tại mục 6.1, hoặc quá mẫn với bất kỳ thuốc ức chế men chuyển nào khác.
  • Tiền sử phù mạch liên quan đến điều trị trước đây bằng các thuốc ức chế men chuyển.
  • Phù mạch di truyền hoặc tự phát.
  • Ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ
  • Sử dụng Lisopress đồng thời với các thuốc chứa aliskiren trên các bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (mức lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73 m2)

Thận trọng của thuốc Lisopress

  • Tụt huyết áp có triệu chứng
    • Tụt huyết áp triệu chứng hiếm khi xuất hiện trên các bệnh nhân tăng huyết áp không biến chứng. Trên các bệnh nhân tăng huyết áp đang dùng lisinopril, nguy cơ tụt huyết áp tăng lên nếu bệnh nhân bị mất dịch, như do dùng thuốc lợi tiểu, chế độ ăn ít muối, nôn, tiêu chảy, thẩm tách hoặc tăng huyết áp nặng phụ thuộc renin. Trên các bệnh nhân suy tim có hoặc không kèm suy thận, đã ghi nhận tụt huyết áp có triệu chứng. Biến cố này dễ xảy ra hơn trên các bệnh nhân Suy tim mức độ nặng, thể hiện thông qua việc phải sử dụng thuốc lợi tiểu quai liều cao, hạ natri máu hoặc suy giảm chức năng thận. Trên các bệnh nhân có nguy cơ cao tụt huyết áp triệu chứng, giai đoạn khởi đầu điều trị và điều chỉnh liều cần được giám sát chặt chẽ. Điều này cũng áp dụng đối với các bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh mạch máu não, ở những người này việc hạ huyết áp quá mức có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
    • Nếu tụt huyết áp xảy ra, cần đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa và truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý nếu cần. Phản ứng tụt áp thoáng qua không phải là một chống chỉ định đối với các liều tiếp theo. Có thể tiếp tục sử dụng thuốc nếu huyết áp tăng trở lại sau khi bù dịch.
    • Trên một số bệnh nhân suy tim có huyết áp bình thường hoặc thấp, việc hạ huyết áp toàn thân hơn nữa có thể xảy ra khi dùng lisinopril. Tác động này đã được dự đoán từ trước và thường không phải là lý do dẫn đến việc phải ngừng sử dụng thuốc. Nếu tụt huyết áp có biểu hiện triệu chứng, có thể cần giảm liều hoặc ngừng sử dụng Lisopress.
  • Tụt huyết áp trong nhồi máu cơ tim cấp
    • Không được khởi đầu điều trị bằng lisinopril trên các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nếu bệnh nhân có nguy cơ xấu thêm tình trạng huyết động sau khi điều trị với một thuốc giãn mạch. Đó là những người bệnh có huyết áp tâm thu bằng hoặc thấp hơn 100 mmHg, hoặc với những bệnh nhân bị sốc tim. Trong 3 ngày đầu sau cơn nhồi máu cơ tim, cần giảm liều nếu huyết áp tâm thu bằng hoặc thấp hơn 120 mmHg. Liều duy trì cần giảm tới 5 mg hoặc tạm thời giảm tới 2,5 mg nếu huyết áp tâm thu bằng hoặc thấp hơn 100 mmHg. Nếu tụt huyết áp vẫn xuất hiện (huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg kéo dài quá 1 giờ), cần ngừng dùng lisinopril.
    • Hẹp van hai lá và động mạch chủ/ bệnh cơ tim phì đại
    • Tương tự các thuốc ức chế men chuyển khác, cần thận trọng khi sử dụng lisinopril trên các bệnh nhân hẹp van hai Iá và tắc nghẽn dòng máu ra từ thất trái như hẹp động mạch chủ hoặc bệnh cơ tim phì đại.
  • Suy thận
    • Trong trường hợp suy thận (độ thanh thải creatinin < 80 ml/phút), cần điều chỉnh liều khởi đầu của lisinopril theo độ thanh thải creatinin của bệnh nhân (xem Bảng 1 tại mục 4.2), sau đó hiệu chỉnh liều dùng tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Giám sát thường kỳ kali và creatinin là một phần của thực hành y khoa trên các bệnh nhân này.
    • Trên các bệnh nhân suy tim, tụt huyết áp sau khi khởi đầu sử dụng thuốc ức chế men chuyển có thể gây suy giảm thêm chức năng thận. Suy thận cấp, thường có khả năng hồi phục, đỡ được ghi nhận trong tình huống này.
    • Trên một số bệnh nhân mắc chứng hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận khi chỉ có một thận chức năng được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển, đã ghi nhận tăng urê và creatinin huyết thanh, thường phục hồi khi ngừng thuốc. Biến cố này đặc biệt hay gặp trên bệnh nhân suy thận. Nếu bệnh nhân bị tăng áp lực động mạch thận, nguy cơ tụt huyết áp nặng và suy thận sẽ tăng. Ở những bệnh nhân này, cần khởi đầu điều trị với liều thấp, điều chỉnh liều một cách thận trọng và cần có sự giám sát y tế chặt chẽ. Do sử dụng thuốc lợi tiểu có thể là một yếu tố góp phần gây ra những biến cố kể trên, cần ngừng sử dụng thuốc lợi tiểu và giám sát chức năng thận trong những tuần đầu tiên sử dụng lisinopril
    • Trên một số bệnh nhân tăng huyết áp không kèm bệnh mạch máu thận rõ ràng trước đó, đã xuất hiện tăng urê máu và creatinin huyết thanh, thường ở mức độ nhẹ và thoáng qua, đặc biệt khi sử dụng đồng thời lisinopril và thuốc lợi tiểu. Điều này dễ xảy ra hơn trên các bệnh nhân có biểu hiện suy thận trước đó. Có thể cần giảm liều và/hoặc ngừng thuốc lợi tiểu và/hoặc lisinopril.
    • Trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, không dùng lisinopril nếu có bằng chứng rối loạn chức năng thận, được xác định bởi nồng độ creatinin huyết thanh cao hơn 177 μmol/l, và/hoặc protein niệu vượt quá 500 mg/24 giờ. Nếu xuất hiện suy chức năng thận trong quá trình điều trị (nồng độ creatinin huyết thanh trên 265 μmol/l hoặc cao gấp 2 lần trị số trước khi điều trị), bác sĩ cần cân nhắc ngừng lisinopril.
  • Quá mẫn/phù mạch
    • Phù mạch ở mặt, các chi, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản hiếm khi được báo cáo ở bệnh nhân được điều trị với các thuốc ức chế men chuyển angiotensin, bao gồm lisinopril. Biến cố này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian điều trị. Nếu gặp trường hợp này, cần ngừng lisinopril ngay và áp dụng các biện pháp theo dõi, xử trí thích hợp để đảm bảo các triệu chứng thoái lui hoàn toàn trước khi bệnh nhân xuất viện. Ngay cả khi phù chỉ xuất hiện ở lưỡi, không gây suy hô hấp, vẫn có thể cần giám sát bệnh nhân đủ lâu bởi vì việc điều trị bằng thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid có thể không đạt hiệu quả.
    • Rất hiếm khi, phù mạch liên quan đến thanh quản và lưỡi dẫn đến tử vong đã được báo cáo. Các bệnh nhân phù mạch tại lưỡi, thanh môn hoặc thanh quản có thể bị tắc nghẽn đường thở, đặc biệt khi bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật đường thở. Trong những trường hợp này, cần điều trị cấp cứu ngay. Biện pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng adrenalin và/hoặc duy trì thông khí. Bệnh nhân cần được giám sát y khoa chặt chẽ cho đến khi các triệu chứng thoái lui hoàn toàn và tình trạng của bệnh nhân đã ổn định.
    • Các thuốc ức chế men chuyển gây phù mạch với tỷ lệ cao hơn trên nhóm bệnh nhân da đen so với các nhóm bệnh nhân có màu da khác.
    • Các bệnh nhân có tiền sử phù mạch không liên quan đến thuốc ức chế men chuyển có thể tăng nguy cơ phù mạch khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển.
    • Sử dụng đồng thời với thuốc ức chế mTOR (mTOR inhibitors) (nhưsirolimus, everolimus, temsirolimus)
    • Nguy cơ phù mạch (như phù đường thở hoặc lưỡi, kèm theo hoặc không kèm theo suy hô hấp) tăng lên ở những bệnh nhân sử dụng đồng thời thuốc ức chế mTOR (như sirolimus, everolimus, temsirolimus)
    • Phản ứng dạng phản vệ trên các bệnh nhân thẩm tách máu
    • Đã ghi nhận phản ứng dạng phản vệ trên các bệnh nhân được thẩm tách bằng màng lọc thông lượng cao (ví dụ AN69) và điều trị đồng thời với thuốc ức chế men chuyển. Trên các bệnh nhân này, cần cân nhắc sử dụng loại màng thẩm tách khác hoặc nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp khác
    • Phản ứng dạng phản vệ trong khi tách loại lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
    • Hiếm khi, những bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế men chuyển trong khi tách loại lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) bằng dextran sulphat gặp phản ứng dạng phản vệ đe dọa tính mạng. Có thể tránh phản ứng này bằng cách tạm ngừng thuốc ức chế men chuyển trước mỗi đợt tách loại LDL.
  • Điều trị chống mẫn cảm
    • Các bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế men chuyển trong khi đang điều trị chống mẫn cảm (ví dụ, nọc độc của côn trùng cánh màng) đã gặp các phản ứng dạng phản vệ. Ở những bệnh nhân tương tự, có thể tránh các phản ứng này bằng cách tạm ngừng thuốc ức chế men chuyển, tuy nhiên, các phản ứng này có thể xuất hiện lại khi vô ý dùng thuốc trở lại
  • Suy gan
    • Rất hiếm khi các thuốc ức chế men chuyển có liên quan đến một hội chứng với biểu hiện ban đầu là vàng da ứ mật, sau đó tiến triển thành hoại tử gan kịch phát và (đôi khi) dẫn đến tử vong. Cơ chế của hội chứng này chưa được hiểu rõ. Các bệnh nhân đang dùng lisinopril mà gặp triệu chứng vàng da hoặc tăng đáng kể men gan cần ngưng sử dụng thuốc và có biện pháp giám sát y tế thích hợp.
  • Giảm bạch cầu trung tính/ mất bạch cầu hạt
    • Giảm bạch cầu trung tính/ mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu đã được ghi nhận trên các bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Giảm bạch cầu trung tính hiếm khi xuất hiện trên các bệnh nhân có chức năng thận bình thường và không có các yếu tố nguy cơ kèm theo. Giảm bạch cầu trung tính và mất bạch cầu hạt có khả năng tự phục hồi sau khi ngừng thuốc ức chế men chuyển. Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng lisinopril trên các bệnh nhân mắc bệnh lý mạch máu collagen, đang sử dụng phác đồ ức chế miễn dịch, đang sử dụng allopurinol hoặc procainamid hoặc có đồng thời hai hay nhiều yếu tố nguy cơ kể trên, đặc biệt khi bệnh nhân có đang bị suy giảm chức năng thận. Nhiễm khuẩn nặng, đôi khi không đáp ứng với phác đồ kháng sinh tích cực, đã xuất hiện trên một số bệnh nhân. Nếu Lisinopril được sử dụng trên các bệnh nhân này, cần định kì giám sát công thức bạch cầu và hướng dẫn bệnh nhân phát hiện và báo lại bất kì dấu hiệu nhiễm trùng nào.
    • Phong bế kép hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAAS)
    • Có bằng chứng cho thấy sử dụng đồng thời các thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren làm tăng nguy cơ tụt huyết áp, tăng kali máu và suy giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp). Do đó, không khuyến cáo phong bế kép hệ RAAS thông qua việc sử dụng đồng thời thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren.
    • Nếu buộc phải dùng phác đồ phong bế kép, quá trình điều trị cần được giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa và theo dõi chặt chẽ huyết áp, chức năng thận và điện giải đồ. Không nên sử dụng đồng thời thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II trên bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường.
  • Chủng tộc
    • Tỷ lệ phù mạch do thuốc ức chế men chuyển trên nhóm bệnh nhân da đen cao hơn so với các nhóm bệnh nhân có màu da khác.
    • Tương tự các thuốc ức chế men chuyển khác, tác dụng hạ huyết áp của lisinopril trên nhóm bệnh nhân da đen có thể kém hơn so với các nhóm bệnh nhân có màu da khác, có lẽ là do nhóm bệnh nhân da đen có tỷ lệ cao hơn về bệnh lý tăng huyết áp với hoạt tính renin thấp.
  • Ho
    • Ho đã được báo cáo khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Đặc điểm của ho trong những trường hợp này là không có đờm, dai dẵng và tự thoái lui sau khi ngừng thuốc. Ho do thuốc ức chế men chuyển cần được lưu ý khi chẩn đoán phân biệt ho.
    • Phẫu thuật/ gây mê
    • Trên các bệnh nhân đang trải qua đại phẫu hoặc đang được gây mê bằng thuốc gây mê làm giảm huyết áp, lisinopril có thể ức chế sự hình thành angiotensin II thứ cấp sau khi giải phóng bù renin. Nếu xuất hiện tụt huyết áp và phản ứng này được xem là do cơ chế nói trên, có thể xử trí bằng cách bổ sung thể tích.
  • Tăng kali máu
    • Tăng kali huyết thanh đã được ghi nhận trên một số bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển bao gồm lisinopril. Những bệnh nhân có nguy cơ tăng kali máu bao gồm người suy thận, đái tháo đường, sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu giữ kali (như spironolactone, triamterene hoặc amiloride), các chế phẩm bổ sung kali hoặc thế phẩm muối chứa kali hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc gây tăng kali huyết thanh khác (như neparin, thuốc phối hợp trimethoprim/sulfamethoxazole hay còn được biết với tên co-trimoxazole). Nếu việc sử dụng đồng thời các thuốc này được xem là cần thiết, khuyến cáo thường xuyên giám sát nồng độ kali huyết thanh.
  • Bệnh nhân đái tháo đường
    • Trên các bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng các thuốc chống đái tháo đường dạng uống hoặc insulin, cần giám sát chặt chẽ đường huyết trong tháng đầu tiên sử dụng thuốc ức chế men chuyển
    • Lithi
    • Nhìn chung, không khuyến cáo sử dụng đồng thời lithi và lisinopril
  • Thời kỳ mang thai
    • Không nên sử dụng thuốc ức chế men chuyển trong thai kỳ. Trừ trường hợp bắt buộc phải tiếp tục sử dụng thuốc ức chế men chuyển, các bệnh nhân có dự định mang thai cần được đổi sang thuốc trị tăng huyết áp khác đã được xác định là an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Khi đã xác định mang thai, cần ngừng sử dụng thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Lisopress

  • Bệnh nhi
    • Dữ liệu an toàn từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy lisinopril thường có khả năng dung nạp tốt trên các bệnh nhi tăng huyết áp và dữ liệu an toàn trên nhóm bệnh nhân này tương tự như ở người lớn.
  • Báo cáo các phản ứng có hại nghi ngờ
    • Báo cáo các phản ứng có hại nghi ngờ sau khi thuốc được cấp phép lưu hành là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Điều này cho phép giám sát liên tục cán cân lợi ích – nguy cơ của thuốc. Các cán bộ y tế được yêu cầu báo cáo bất kỳ phản ứng có hại nghi ngờ nào cho hệ thống báo cáo quốc gia

Bảo quản của thuốc Lisopress

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, dưới 30°C.

Quy cách đóng gói của thuốc Lisopress

  • Hộp 2 vỉ x 14 viên

Nhà sản xuất của thuốc Lisopress

  • Gedeon Richter

Nơi sản xuất của thuốc Lisopress

  • Hungary

Thông tin mua thuốc Lisopress chính hãng 

Mua hàng trực tiếp tại nhà thuốc

+ Địa chỉ: Nhà Thuốc số 2 -180 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội.

Đặt hàng qua website chúng tôi

Lưu ý: Ở khu vực hà nội giao trong vòng 30 Phút

                         Ngoại thành giao trong ngày

Mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay Ship Thuốc Nhanh qua số điện thoại 0387326326 để được giải đáp

Thông tin về Dược sĩ  Ngô Thu Minh 

 

Tôi tên là Ngô Thu Minh, Dược Sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội , hiện tại tôi là người sáng lập ra Nhà Thuốc Thục Anh Số 2 có trang web Shipthuocnhanh. Với nhiều năm đúc kết kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc ngành dược sĩ với các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước, cùng niềm đam mê giúp đời giúp người nên tôi đã quyết định thành lập trang thuốc shipthuocnhanh. Trải qua 4 năm tồn tại và phát triển, hiện trang thuốc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.

Dược Sĩ Ngô Thu Minh với 4 tiêu chí :

  1. Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
  2. Tận tâm, tận tình tư vấn sức khoẻ và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
  3. Lấy mục tiêu chữ ‘’ Tín “ để phát triển hệ thống.
  4. Luôn mang giá trị tốt nhất đến quý khách hàng.

Lưu ý : Mọi thắc mắc vui lòng gọi trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để tránh những điều không mong muốn xảy ra, TIỀN MẤT TẬT MANG.

Mã ID : 26326

Có thể bạn quan tâm
MUA HÀNG

19008975