Chuyển phát nhanh và miễn phí nội thành Hà Nội trong vòng 24 giờ

Thuốc Interferon - Thuốc tiêm truyền

Liên hệ

  • Thương hiệu:
  • Xuất xứ thương hiệu:
  • Quy cách:
  • Mã sản phẩm:
  • 1 ống tiêm có sẵn cho liều đơn

Thuốc Interferon-làm chậm hoặc ngăn cản bệnh tiến triển nặng lên ở gan.

SHIPTHUOCNHANH.VN CAM KẾT
Đổi trả trong 30 ngày kể từ ngày mua hàng.
Dược sỹ tư vấn tận tâm, tận tình.
Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thuốc Interferon có công dụng gì? Liều dùng thuốc Interferon ra sao? Giá bán thuốc Interferon trên thị trường bao? Mọi thông tin về được Ship thuốc nhanh tổng hợp tại bài viết này

Thuốc Interferon là gì?

Thuốc Interferon-làm chậm hoặc ngăn cản bệnh tiến triển nặng lên ở gan.

Thành phần của thuốc Interferon 

Mỗi 0,5ml dung dịch tiêm có chứa:
Interferon Alpha …………………………. 3M IU
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Liều dùng của thuốc Interferon 

Viêm gan C mạn tính:

  • Đơn trị liệu bằng interferon alfa: Interferon alfa-2a: Người lớn, viêm gan C mạn tính: Liều thông thường: 3 triệu đv, 3 lần mỗi tuần tiêm dưới da trong 48 – 52 tuần. Một cách khác, theo nhà sản xuất: Bắt đầu bằng liều cảm ứng, 6 triệu đv, 3 lần mỗi tuần trong 3 tháng đầu (12 tuần), tiếp theo 3 triệu đv, 3 lần mỗi tuần trong 9 tháng (36 tuần). Nếu người bệnh dung nạp và đáp ứng một phần hoặc hoàn toàn với interferon alfa-2a nhưng tái lại sau khi ngừng thuốc có thể điều trị lại với 3 hoặc 6 triệu đv, 3 lần mỗi tuần, tiêm dưới da trong 6 – 12 tháng.
  • Liệu pháp một thuốc được khuyến cáo dùng trong 48 tuần trừ khi có chứng cứ không đáp ứng. Phải đánh giá nồng độ HCV RNA sau 3 tháng điều trị và phải ngừng thuốc nếu nồng độ HCV RNA vẫn phát hiện được sau 3 tháng điều trị (người bệnh không đáp ứng) vì nếu tiếp tục điều trị cũng rất ít khả năng đáp ứng.

Viêm gan D mạn tính, người lớn, interferon alfa-2a: tiêm bắp 9 triệu đv, 3 lần mỗi tuần, trong 48 tuần.

  • Bệnh bạch cầu tế bào tóc: Điều trị tạm thời, giai đoạn cảm ứng bệnh thoái lui, liều thông thường interferon alfa-2a: 3 triệu đv, tiêm bắp hoặc dưới da mỗi ngày trong 16 – 24 tuần. Điều trị duy trì: 3 triệu đv, tiêm bắp hoặc dưới da 3 lần mỗi tuần.
  • Liều khuyến cáo: 2 triệu đv/m2, tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần (cách 2 ngày 1 lần). Một hoặc nhiều thông số huyết học trở lại bình thường trong vòng 2 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Số lượng bạch cầu hạt và tiểu cầu trở lại bình thường đòi hỏi 6 tháng hoặc lâu hơn. Phải điều trị ít nhất 6 tháng (có người cho ít nhất 12 tháng) trước khi quyết định ngừng thuốc vì không đáp ứng, hoặc bệnh tiến triển xấu. Nếu có ADR nặng, phải giảm nửa liều hoặc tạm thời ngừng thuốc.

Sarcom Kaposi liên quan đến bệnh AIDS: 

  • Cảm ứng bệnh thoái lui, interferon alfa-2a, liều thông thường, 36 triệu đv mỗi ngày tiêm dưới da hoặc tiêm bắp trong 10 – 12 tuần. Để duy trì, liều thông thường, 36 triệu đv tiêm bắp hoặc dưới da 3 lần mỗi tuần. Interferon alfa-2b, liều thông thường 30 triệu đv/m2, 3 lần mỗi tuần, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Bệnh bạch cầu mạn tính dòng tủy (CML):

  • Người lớn, interferon alfa-2a, liều ban đầu thông thường: 9 triệu đv hàng ngày tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Phác đồ leo thang, trong đó liều hàng ngày 3 triệu và 6 triệu interferon alfa-2a được cho trong 3 ngày, tiếp theo là 9 triệu đv mỗi ngày trong phần còn lại của liệu pháp, có thể làm tăng dung nạp thuốc một thời gian ngắn. Tuy chưa xác định được liều tối ưu đối với bệnh bạch cầu mạn thể tủy, một số chứng cứ cho thấy liều thấp (như 2 triệu đv/m2, 3 lần mỗi tuần) cho tỷ lệ đáp ứng thấp hơn. Thời gian điều trị tối ưu cũng chưa biết nhưng thời gian trung bình tới lúc bệnh cải thiện hoàn toàn về huyết học là 5 tháng; đáp ứng huyết học còn thấy tới 18 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Liệu pháp interferon alfa phải tiếp tục cho tới khi bệnh tiến triển tốt. Nhà sản xuất interferon alfa-2a cho rằng trẻ em bị CML typ người lớn (nhiễm sắc thể Philadelphia dương tính) có thể đáp ứng tốt với liều 2,5 – 5 triệu đv/m2 mỗi ngày. Người lớn, interferon alfa-2b (Intron A), liều khuyến cáo 4 – 5 triệu tiêm dưới da hàng ngày. Khi kiểm soát được số lượng bạch cầu, cho liều tối đa dung nạp được Intron A 4 – 5 triệu đv hàng ngày để duy trì sự cải thiện về huyết học. Phải ngừng Intron A sau 8 – 12 tuần điều trị nếu không đạt được ít nhất một phần cải thiện về huyết học hoặc giảm tế bào đáng kể về lâm sàng.

Chỉ định của thuốc Interferon   

  • Viêm gan B mạn tính: Có HBV DNA và kháng nguyên HBeAg, nồng độ huyết thanh alanin-aminotransferase (ALAT) tăng và viêm gan hoạt động và xơ hóa gan được chứng minh bằng tổ chức học. Mục tiêu của liệu pháp kháng virus ở người bệnh nhiễm HBV là làm ngừng lâu dài HBV sao chép và làm chậm hoặc ngăn cản bệnh tiến triển nặng lên ở gan.
  • Viêm gan C mạn tính: người lớn: có nồng độ transaminase tăng cao và có HCV RNA kèm chức năng gan chưa mất bù. Cần phối hợp với ribavirin. Trẻ em từ 3 tuổi trở lên, thiếu niên: interferon alfa được chỉ định cùng với ribavirin để điều trị viêm gan C trước đây chưa được điều trị, chức năng gan còn bù và có HCV RNA dương tính. Điều quan trọng cần chú ý là điều trị phối hợp này làm trẻ em chậm phát triển và chưa biết có hồi phục được không. Quyết định phải tùy từng trường hợp.
  • Bệnh bạch cầu tế bào tóc.
  • Bệnh bạch cầu mạn tính dòng tủy: Đơn trị liệu: người lớn bị bệnh bạch cầu mạn tính dòng tủy có nhiễm sắc thể Philadelphia dương tính. Điều trị phối hợp với cytarabin (Ara-C).
  • Đa u tủy xương: Điều trị duy trì.
  • U nang bạch huyết khổng lồ (giant follicular lymphoma): Điều trị phối hợp với một phác đồ hóa trị liệu gây cảm ứng týp CHOP (Cyclophosphamid, Hydroxydaunomycin, Oncovin, Prednison). Khối u to được định nghĩa khi có ít nhất một tiêu chuấn sau: khối u gốc (> 7 cm), tổn thương hạch ít nhất ở 3 vị trí (mỗi hạch > 3 cm), có các triệu chứng toàn thân (sụt cân > 10%, sốt > 38 oC trên 8 ngày hoặc ra mồ hôi đêm), lách to vượt quá rốn, hội chứng chèn ép hoặc tắc một cơ quan lớn, tổn thương mắt hoặc khoang ngoài màng cứng, tràn dịch hoặc bệnh bạch cầu.
  • U dạng carcinom: Điều trị các u dạng carcinom có tổn thương hạch hoặc di căn vào gan khi có “hội chứng dạng carcinom”
  • U melanin ác tính: Điều trị bổ trợ khi bệnh đã thoái lui do phẫu thuật, nhưng được coi là có nguy cơ cao bị lại toàn thân, chẳng hạn người bệnh bị tổn thương hạch tiên phát hay thứ phát.

Chống chỉ định của thuốc Interferon 

  • Mẫn cảm với hoạt chất hoặc với một chất trong tá dược (như benzin alcohol, protein chuột, trứng gà).
  • Tiền sử bệnh tim mạch nặng (như suy tim sung huyết không kiểm soát được, mới nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nặng).
  • Suy thận hoặc suy gan nặng, kể cả các rối loạn do di căn gây ra. Động kinh và/hoặc tổn thương chức năng hệ TKTW Viêm gan mạn kèm xơ gan mất bù.
  • Viêm gan mạn vừa mới điều trị hoặc đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch, trừ liệu pháp corticosteroid ngắn ngày.
  • Viêm gan tự miễn hoặc tiền sử bệnh tự miễn; người bệnh ghép cơ quan.
  • Rối loạn tuyến giáp từ trước, trừ phi đã được kiểm soát bằng các điều trị thông thường.
  • Trẻ em và thiếu niên: Tiền sử hoặc hiện nay có các rối loạn tâm thần nặng, đặc biệt trầm cảm nặng, ý tưởng tự sát.

Tác dụng phụ của thuốc Interferon 

  • Hầu như tất cả các người bệnh dùng interferon alfa đều có ADR ở một lúc nào đó. ADR phổ biến nhất do interferon alfa là hội chứng giống cúm (98%) thường xảy ra trong vòng vài giờ đầu tới vài ngày. Đa số các ADR do interferon alfa thường nhẹ cho tới vừa, giảm dần khi tiếp tục điều trị. Interferon alfa cũng có thể gây các rối loạn tâm thần đi đến tử vong.

Rất thường gặp, ADR > 10/100

  • Tim mạch: Đau ngực, phù, tăng huyết áp.
  • TKTW: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, cơn rét, trầm cảm, đau, chóng mặt, trạng thái tâm thần giảm sút, cáu gắt, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Da: Phát ban, rụng tóc, ngứa, da khô.
  • Nội tiết: Giảm calci huyết, giảm phosphat huyết.
  • Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sụt cân, kích ứng họng, đau bụng.
  • Huyết học: Thường do bệnh đã có: Ức chế tủy xương, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Gan: Phosphatase kiềm tăng, transaminase tăng.
  • Tại chỗ: Phản ứng tại chỗ tiêm.
  • Cơ thần kinh, cơ xương: Yếu cơ, đau cơ, đau khớp, đau xương, đau lưng, tê cóng, dị cảm.
  • Hô hấp: Ho, viêm mũi, chảy nước mũi, khó thở, viêm phổi, viêm xoang.
  • Khác: Hội chứng giống cúm, vã mồ hôi.

Thường gặp, 10/100 > ADR > 1/100

  • Tim mạch: Loạn nhịp, giảm huyết áp, ngất, tiếng thổi, viêm tắc tĩnh mạch, đánh trống ngực, viêm mạch,
  • Thần kinh trung ương: Lú lẫn, lo âu, li bì, bồn chồn, chóng mặt, mất tập trung, mất trí nhớ, co giật, rối loạn hành vi, khó chịu.
  • Da: Bầm tím, tổn thương da.
  • Nội tiết: Tăng phosphat huyết, đái tháo đường, cường giáp, tăng triglycerid huyết, thay đổi dục tính, loạn năng tình dục, kinh nguyệt không đều.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng, xuất huyết dạ dày – ruột, viêm tụy, đầy bụng, thay đổi vị giác, viêm miệng, táo bón, chảy máu lợi, tiêu hóa kém.
  • Huyết học: Bệnh về đông máu, thiếu máu huyết tán, bọc máu.
  • Gan: Đau gan.
  • Cơ thần kinh, cơ xương: Viêm khớp, viêm đa khớp, rối loạn dáng đi, chuột rút ở chân.
  • Mắt: Rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, đau mắt
  • Tai: Thính giác thay đổi.
  • Thận: Protein niệu.
  • Hô hấp: Khô/viêm họng miệng, sung huyết phổi.
  • Khác: Tái hoạt hóa virus herpes, hội chứng luput ban đỏ.

Ít gặp, ADR < 1/100 (chỉ giới hạn những ADR nặng, đe dọa tính mạng)

  • Sốc phản vệ, phản vệ, phù mạch, thiếu máu bất sản, cổ trướng, phản ứng tự miễn kèm theo bệnh gan nặng lên, suy thận cấp, đột quỵ, cơn thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim, suy tim sung huyết.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Bảo quản của thuốc Interferon        

  • Interferon alfa-2a (nguồn gốc tái tổ hợp) phải để ở 2 – 8 oC. Khi bảo quản như vậy, thuốc để được 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Không được để quá 24 giờ ở nhiệt độ phòng.

Quy cách đóng gói của thuốc Interferon 

Thuốc được bào chế dưới dạng 1 ống 

Thông tin mua thuốc Interferon chính hãng 

Mua hàng trực tiếp tại nhà thuốc

+ Địa chỉ :Nhà Thuốc Thục Anh số 2 -178 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội.

Đặt hàng qua website chúng tôi

Lưu ý : Ở khu vực hà nội giao trong vòng 30 Phút

                         Ngoại thành giao trong ngày

Mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay Ship Thuốc Nhanh qua số điện thoại 0387326326 để được giải đáp

Thông tin về Dược sĩ  Ngô Thu Minh

Tôi tên là Ngô Thu Minh, Dược Sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội , hiện tại tôi là người sáng lập ra Nhà Thuốc Thục Anh Số 2 có trang web Shipthuocnhanh. Với nhiều năm đúc kết kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc ngành dược sĩ với các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước, cùng niềm đam mê giúp đời giúp người nên tôi đã quyết định thành lập trang thuốc shipthuocnhanh. Trải qua 4 năm tồn tại và phát triển, hiện trang thuốc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.

Dược Sĩ Ngô Thu Minh với 4 tiêu chí :

  1. Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
  2. Tận tâm, tận tình tư vấn sức khoẻ và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
  3. Lấy mục tiêu chữ ‘’ Tín “ để phát triển hệ thống.
  4. Luôn mang giá trị tốt nhất đến quý khách hàng.

Lưu ý : Mọi thắc mắc vui lòng gọi trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để tránh những điều không mong muốn xảy ra, TIỀN MẤT TẬT MANG.

Mã ID : 26326

Có thể bạn quan tâm
MUA HÀNG

0924682238