Liên hệ
Liên hệ
Canditral là thuốc điều trị nấm da, nấm móng, lang ben, candida và nhiều trường hợp viêm nhiễm khuẩn khác cũng tương tự, giúp tiêu diệt các ổ bệnh, vi nấm đang gây hại trên da, vùng âm đạo, thuốc được sản xuất và phân phối bởi Công ty Glenmark, Ấn Độ.
Thuốc Canditral có công dụng gì? Liều dùng thuốc Canditral ra sao? Giá bán thuốc Canditral trên thị trường bao nhiêu? Mọi thông tin về thuốc Canditral được Ship thuốc nhanh tổng hợp tại bài viết này.
Canditral là thuốc điều trị nấm da, nấm móng, lang ben, candida và nhiều trường hợp viêm nhiễm khuẩn khác cũng tương tự, giúp tiêu diệt các ổ bệnh, vi nấm đang gây hại trên da, vùng âm đạo, thuốc được sản xuất và phân phối bởi Công ty Glenmark, Ấn Độ.
Itraconazole...........100mg
Điều trị nấm da, nấm móng, lang ben, Candida da, Candida hầu họng, Candida âm hộ âm đạo, Candida âm đạo tái phát, nấm mắt, nấm dưới da, nấm lưỡng hình, nấm toàn thân.
Nấm da 1 viên/ngày x 15-30 ngày.
Nấm móng 1 viên/ngày x 3-6 tháng.
Lang ben 1-2 viên/ngày x 5-7 ngày.
Candiadada 1 viên/ngày x 15-30 ngày.
Candida hầu họng 1 viên/ngày x 15 ngày.
Candida âm hộ âm đạo 2 viên x 2 lần x 1 ngày hoặc 2 viên x 1 lần/ngày x 3 ngày.
Candida âm đạo tái phát 2 viên x 1 lần/ngày x 3 ngày sau đó 2 viên x 1 lần vào ngày đầu tiên của kỳ kinh x 6 kỳ kinh liên tiếp.
Candida da niêm mạn 1-2 viên/ngày x 1-2 tháng.
Nấm mắt 2 viên/ngày x 3-4 tuần.
Nấm dưới da, nấm lưỡng hình, nấm toàn thân 1-4 viên/ngày x 1-6 tháng. Trẻ em: 3-5 mg/kg/ngày.
Mẫn cảm với itraconazol và các azol khác.
Người bệnh đang điều trị với terfenadin, astemisol, triazolam dạng uống, midazolam dạng uống và cisaprid (xem Tương tác thuốc).
Ðiều trị bệnh nấm móng cho phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai.
Khi điều trị ngắn ngày, tác dụng không mong muốn thường xảy ra ở khoảng 7% người bệnh, phần lớn là buồn nôn, đau bụng, nhức đầu và khó tiêu.
Khi điều trị dài ngày ở người bệnh đã có bệnh tiềm ẩn và phải dùng nhiều Loại thuốc cùng lúc thì tác dụng không mong muốn xảy ra nhiều hơn. Hầu hết các phản ứng phụ xảy ra ở đường tiêu hóa và với tần xuất ít nhất 5 - 6% trên số người bệnh đã điều trị.
Thường gặp chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Ít gặp các phản ứng dị ứng như ngứa, ngoại ban, nổi mày đay và phù mạch; hội chứng Stevens – Johnson; rối loạn kinh nguyệt; tăng có hồi phục các men gan, viêm gan, đặc biệt sau khi điều trị thời gian dài.
Ngoài ra còn thấy có nguy cơ viêm gan, giảm kali huyết, phù và rụng lông, tóc, đặc biệt sau điều trị thời gian dài trên 1 tháng với itraconazol. Cũng có thể gặp bệnh thần kinh ngoại vi, nhưng hiếm.
Itraconazol là chất ức chế hệ thống enzym cytochrom P450 3A do vậy tránh dùng đồng thời itraconazol với các thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống enzym này vì nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng dẫn đến tăng và kéo dài tác dụng điều trị và cả tác dụng không mong muốn.
Terfenadin, astemisol, cisaprid có thể tăng nồng độ trong huyết tương nếu uống cùng với itraconazol, dễ dẫn đến loạn nhịp tim có thể chết người. Chống chỉ định phối hợp này.
Diazepam, midazolam, triazolam uống được chống chỉ định dùng cùng itraconazol. Nếu midazolam được tiêm tĩnh mạch trong tiền mê để phẫu thuật thì phải theo dõi thật cẩn thận vì tác dụng an thần có thể kéo dài.
Itraconazol dùng cùng với warfarin làm tăng tác dụng chống đông của chất này. Cần theo dõi thời gian prothrombin ở người bệnh để giảm liều warfarin nếu cần.
Với các thuốc chẹn calci, có thể gặp phù, ù tai. Cần phải giảm liều nếu cần.
Với các thuốc hạ cholesterol nhóm ức chế HMG - CoA reductase như lovastatin, atorvastatin, simvastatin, pravastatin..., itraconazol có thể làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu. Ðể giảm nguy cơ viêm cơ hoặc bệnh cơ, có thể tạm ngừng các thuốc này nếu cần phải điều trị nấm toàn thân.
Digoxin, dùng cùng với itraconazol, nồng độ trong huyết tương sẽ tăng. Phải theo dõi để điều chỉnh liều.
Hạ đường huyết nặng đã xảy ra khi dùng các thuốc uống chống đái tháo đường kèm với các thuốc chống nấm azol. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ nồng độ đường trong máu để điều chỉnh liều các thuốc uống chống đái tháo đường.
Itraconazol cần môi trường acid dịch vị để được hấp thu tốt. Vì vậy nếu uống cùng các kháng acid, hoặc các chất kháng H2 (như cimetidin, ranitidin) hoặc omeprazol, sucralfat, khả dụng sinh học của itraconazol sẽ bị giảm đáng kể, làm mất tác dụng điều trị chống nấm. Vì vậy không nên dùng đồng thời hoặc phải thay itraconazol bằng fluconazol hay amphotericin B.
Các thuốc cảm ứng enzym thí dụ rifampicin, isoniazid, phenobarbital, phenytoin làm giảm nồng độ của itraconazol trong huyết tương. Do đó nên thay thuốc chống nấm khác nếu xét thấy điều trị bằng isoniazid hoặc rifampicin là cần thiết.
Thuốc Canditral hiện đang được bán với giá dao động khoảng 10.000 đồng đến 15.000 đồng/viên tùy vào điểm bán.
Thuốc Canditral được sản xuất bởi Glenmark Pharmaceuticals Ltd.
Thuốc Canditral được sản xuất tại Ấn Độ
Mua hàng trực tiếp tại nhà thuốc
+ Địa chỉ :Nhà Thuốc Thục Anh số 2 -178 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội.
Đặt hàng qua website chúng tôi
+ Lưu ý : Ở khu vực hà nội giao trong vòng 30 Phút
Ngoại thành giao trong ngày
Mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay Ship Thuốc Nhanh qua số điện thoại 0387326326 để được giải đáp
0924682238