Chuyển phát nhanh và miễn phí nội thành Hà Nội trong vòng 24 giờ

Thuốc Bihasal 2.5mg - Điều trị tăng huyết áp

Liên hệ

  • Thương hiệu:
  • Xuất xứ thương hiệu:
  • Quy cách:
  • Mã sản phẩm:
  • Công ty TNHH Hasan-Dermapharm
  • Việt Nam
  • Hộp 05 vỉ x 10 viên nén bao phim

Thuốc Bihasal 2.5mg là sản phẩm của Dược phẩm Hasan, thành phần chính là Bisoprolol fumarat, là thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim mạn tính. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén tròn, bao phim màu trắng, một mặt có khắc hình chữ thập, cạnh và thành viên lành lặn.

SHIPTHUOCNHANH.VN CAM KẾT
Đổi trả trong 30 ngày kể từ ngày mua hàng.
Dược sỹ tư vấn tận tâm, tận tình.
Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thuốc Bihasal có công dụng gì? Liều dùng thuốc Bihasal ra sao? Giá bán thuốc Bihasal trên thị trường bao nhiêu? Mọi thông tin về thuốc Bihasal được Ship thuốc nhanh tổng hợp tại bài viết này.

Thuốc Bihasal là thuốc gì?

Thuốc Bihasal 2.5mg là sản phẩm của Dược phẩm Hasan, thành phần chính là Bisoprolol fumarat, là thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim mạn tính. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén tròn, bao phim màu trắng, một mặt có khắc hình chữ thập, cạnh và thành viên lành lặn.

Thành phần chính của thuốc Bihasal 

Dược chất: Bisoprolol fumarat 2,5mg

Tá dược: Lactose monohydrat, cellulose vi tinh thể 101, tinh bột ngô, natri croscarmellose, silic dioxyd keo khan, magnesi stearat, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, titan dioxyd.

Chỉ định của thuốc Bihasal 

Tăng huyết áp.

Đau thắt ngực.

Suy tim mạn tính ổn định có suy giảm chức năng tâm thất trái đã được điều trị cùng với các thuốc ức chế enzym chuyển ACE, thuốc lợi tiểu và các glycosid tim.

Liều dùng và cách dùng thuốc Bihasal 

Điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực:

  • Liều lượng nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân, đáp ứng của bệnh và sự dung nạp của bệnh nhân. Liều khởi đầu thường dùng là 2,5-5 mg/lần/ngày.
  • Nếu liều 5 mg không có hiệu quả đầy đủ, có thể tăng lên 10 mg/lần/ngày, liều tối đa khuyến cáo là 20 mg/lần/ngày.
  • Cần thận trọng ở bệnh nhân có bệnh co thắt phế quản do tính chọn lọc chẹn thụ thể beta 1 không tuyệt đối của bisoprolol, nên khởi đầu với liều 2,5 mg/lần/ngày. Không nên ngưng điều trị đột ngột. Liều nên được giảm từ từ (giảm nửa liều mỗi tuần).

Điều trị suy tim mạn tính ổn định:

Liệu pháp điều trị suy tim sung huyết chuẩn bao gồm: Một thuốc ức chế enzym chuyển ACE (hoặc một thuốc ức chế thụ thể angiotensin trong trường hợp không dung nạp với thuốc ức chế enzym chuyển ACE), một thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu và/ hoặc một glycosid trợ tim thích hợp. Bệnh nhân nên được điều trị ổn định (không còn suy tim cấp tính) trước khi bắt đầu điều trị với bisoprolol.

Cần tuân thủ nguyên tắc khởi đầu với liều thấp và tăng liều từ từ. Việc điều trị nên được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị suy tim mạn tính ổn định với bisoprolol phải bắt đầu bằng một thời gian điều chỉnh liều theo các bước sau:

  • 1,25 mg/lần/ngày (1/2 viên) trong 1 tuần, nếu dung nạp tốt.

  • Tăng lên: 2,5 mg/lần/ngày (1 viên) trong 1 tuần tiếp theo.

  • Nếu dung nạp tốt, tiếp tục tăng lên: 3,75 mg/lần/ngày (1,5 viên) trong 1 tuần tiếp theo.

  • Nếu dung nạp tốt, tiếp tục tăng lên: 5 mg/lần/ngày(2 viên) trong 4 tuần tiếp theo.

  • Nếu dung nạp tốt, tiếp tục tăng lên: 7,5 mg/lần/ngày (3 viên) trong 4 tuần tiếp theo.

  • Nếu dung nạp tốt, tiếp tục tăng lên: 10 mg /lần/ngày (4 viên) và điều trị duy trì ở mức liều này.

  • Liều tối đa được khuyến cáo là 10 mg/lần/ngày.

Khuyến cáo theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu quan trọng (nhịp tim, huyết áp) và các triệu chứng suy tim nặng hơn trong giai đoạn tăng liều. Triệu chứng có thể xảy ra trong ngày đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị.

Liều điều chỉnh không phải theo đáp ứng lâm sàng mà theo mức độ dung nạp được thuốc để đi đến liều đích. Nếu liều tối đa khuyến cáo không được dung nạp tốt, có thể cần xem xét giảm liều dần dần.

Trong trường hợp suy tim nặng hơn, hạ huyết áp hoặc nhịp tim chậm, cần xem xét lại liều lượng thuốc dùng phối hợp, cũng có thể xem xét tạm thời giảm liều bisoprolol hoặc ngừng điều trị.

Sau đó cần xem xét tăng liều bisoprolol hoặc điều trị lại khi bệnh nhân đã ổn định trở lại. Trong trường hợp muốn ngừng thuốc, cần giảm liều từ từ vì việc ngừng thuốc đột ngột có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Liều lượng ở các đối tượng lâm sàng đặc biệt:

Suy thận, suy gan:

  • Điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan hay thận từ nhẹ đến vừa. Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút) và bệnh nhân suy gan nặng, liều khuyến cáo không quá 10 mg/ngày. Kinh nghiệm sử dụng bisoprolol ở bệnh nhân thẩm tách thận còn hạn chế.

  • Điều trị suy tim mạn tính ổn định: Không có thông tin về dược động học ở bệnh nhân suy tim mạn tính kèm theo suy thận hoặc suy gan. Vì vậy cần thận trọng khi tăng liều ở các bệnh nhân này.

Người cao tuổi: Không cần thiết điều chỉnh liều. Nên bắt đầu với liều thấp nhất có thể.

Trẻ em: Chưa có kinh nghiệm về điều trị bisoprolol ở trẻ em, vì vậy bisoprolol không được khuyến cáo dùng cho trẻ em.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Chống chỉ định của thuốc Bihasal 

  • Quá mẫn với bisoprolol fumarat hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy tim cấp tính hoặc trong giai đoạn suy tim mất bù cần điều trị bằng thuốc tăng co bóp tim đường tĩnh mạch.
  • Betaloc nhĩ thất độ 2 và 3 (không có máy điều hòa nhịp tim).
  • Hội chứng nút xoang.
  • Blốc xoang nhĩ.
  • Nhịp tim chậm triệu chứng.
  • Hạ huyết áp triệu chứng.
  • Hen phế quản nặng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng.
  • Các bệnh gây tắc mạch ngoại biên nặng hoặc trường hợp nặng của hội chứng Raynaud.
  • U tủy thượng thận chưa được điều trị.
  • Nhiễm toan chuyển hóa.

Tác dụng phụ của thuốc Bihasal 

Các tác dụng không mong muốn được phân nhóm theo tần suất: rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000) và rất hiếm gặp (ADR < 1/10000), không rõ tần suất (tần suất chưa ước tính được từ những dữ liệu có sẵn):

  • Tim mạch: Nhịp tim chậm (rất thường gặp). Làm trầm trọng hơn tình trạng suy tim (thường gặp). Rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất (ít gặp).
  • Xét nghiệm: Tăng triglycerid, tăng men gan (ALT, AST) (hiếm gặp).
  • Thần kinh: Chóng mặt, đau đầu (thường gặp). Ngất (hiếm gặp).
  • Thị giác: Giảm chảy nước mắt (phải được xem xét nếu bệnh nhân sử dụng kính áp tròng) (hiếm gặp). Viêm kết mạc (rất hiếm gặp).
  • Tai và mê đạo: Rối loạn thính giác (hiếm gặp).
  • Hô hấp: Co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản hoặc có tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp (ít gặp). Viêm mũi dị ứng (hiếm gặp).
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón (thường gặp).
  • Da và mô dưới da: Phản ứng quá mẫn như ngứa, nổi đỏ, phát ban (hiếm gặp). Tình trạng trầm trọng hơn bệnh vẩy nến hoặc gây ra chứng phát ban do vẩy nến, rụng tóc (rất hiếm gặp).
  • Cơ xương và mô liên kết: Cơ yếu, co cứng cơ (hiếm gặp).
  • Mạch máu: Cảm giác lạnh hoặc tê ở các chi, hạ huyết áp (thường gặp).
  • Rối loạn chung: Suy nhược, mệt mỏi (thường gặp).
  • Gan - mật: Viêm gan (hiếm gặp).
  • Hệ sinh sản: Rối loạn khả năng tình dục (hiếm gặp).
  • Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm (ít gặp). Ác mộng, ảo giác (hiếm gặp).

Tương tác của thuốc Bihasal 

Các phối hợp không được khuyến cáo:

  •  Thuốc chống loạn nhịp nhóm I (quinidin, disopyramid, lidocain, phenytoin, flecainid, propafenon: Tăng thời gian dẫn truyền nhĩ - thất, tăng ức chế co bóp của cơ tim.
  • Thuốc chẹn kênh calci loại verapamil đến mức độ thấp hơn loại diltiazem: Ảnh hưởng không tốt đến sự co bóp và dẫn truyền nhĩ - thất. Tiêm truyền verapamil ở bệnh nhân đang điều trị bằng bisoprolol có thể gây hạ huyết áp và blốc nhĩ - thất.
  • Thuốc hạ huyết áp tác dụng trung ương (clonidin, methyldopa, moxonidin, rilmenidin): Có thể làm giảm trương lực giao cảm trung ương dẫn đến giảm nhịp tim, giảm cung lượng tim và giãn mạch. Việc ngừng thuốc đột ngột, đặc biệt là trước khi ngưng sử dụng thuốc chẹn thụ thể beta, có thể làm tăng nguy cơ “tăng huyết áp dội ngược”.

Các phối hợp cần thận trọng:

  •  Thuốc chẹn kênh calci loại dihydropyridin (felodipin, amlodipin): Sử dụng đồng thời có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp và không thể loại trừ nguy cơ suy giảm chức năng van thất trái trên bệnh nhân suy tim.
  • Thuốc chống loạn nhịp nhóm III (amiodaron): Có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ -thất.
  • Thuốc thần kinh đối giao cảm: Sử dụng đồng thời có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ - thất và nguy cơ chậm nhịp tim.
  • Thuốc chẹn beta tại chỗ (thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp): Khi dùng chung có thể làm tăng tác dụng toàn thân của bisoprolol.
  • Insulin và các thuốc trị đái tháo đường đường uống: Bisoprolol làm tăng hiệu quả hạ đường huyết. Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ đường huyết.
  •  Thuốc gây mê: Giảm nhịp tim phản xạ, tăng nguy cơ hạ huyết áp.
  • Glycosid trợ tim: Tăng thời gian dẫn truyền nhĩ - thất, giảm nhịp tim.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của bisoprolol.
  • Thuốc kích thích beta giao cảm (isoprenalin, dobutamin): Phối hợp với bisoprolol có thể làm giảm tác dụng của cả 2 thuốc.
  • Thuốc kích thích alpha và beta adrenergic (norepinephrin, epinephrin): Phối hợp với bisoprolol có thể làm tăng tác dụng co mạch qua trung gian thụ thể alpha dẫn đến tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm chứng chân đau cách hồi. Những tương tác này thường xảy ra hơn so với thuốc chẹn beta không chọn lọc.
  • Thuốc chống tăng huyết áp khác hoặc các thuốc khác có tác dụng hạ huyết áp (thuốc trầm cảm ba vòng, barbiturat, phenothiazin): Phối hợp với bisoprolol có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.

Các phối hợp cần được cân nhắc:

  • Mefloquin: Tăng nguy cơ chậm nhịp tim.
  • Chất ức chế monoamin oxidase (ngoại trừ thuốc ức chế MAO-B): Tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chẹn beta nhưng cũng có nguy cơ gây ra cơn tăng huyết áp.
  • Rifampicin: Giảm nhẹ thời gian bán hủy của bisoprolol do cảm ứng enzym chuyển hóa tại gan. Thường không cần điều chỉnh liều.
  • Dẫn chất ergotamin: Làm nặng thêm các rối loạn tuần hoàn ngoại vi.

Bảo quản thuốc Bihasal 

  • Bảo quản ở nơi mát mẻ, khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp do nhiệt độ cao và tia tử ngoại có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng thuốc.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em

Quy cách đóng gói của thuốc Bihasal 

  • Hộp 05 vỉ x 10 viên nén bao phim

Nhà sản xuất của thuốc Bihasal 

Thuốc Bihasal được sản xuất bởi Công ty TNHH Hasan-Dermapharm

Nơi sản xuất của thuốc Bihasal 

Thuốc Bihasal được sản xuất tại Việt Nam

Thông tin mua thuốc Bihasal vui lòng liên hệ như sau

Mua hàng trực tiếp tại nhà thuốc

+ Địa chỉ :Nhà Thuốc số 2 -180 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội.

Đặt hàng qua website chúng tôi

Lưu ý : Ở khu vực hà nội giao trong vòng 30 Phút

                         Ngoại thành giao trong ngày

Mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay  Ship Thuốc Nhanh qua số điện thoại 0387326326 để được giải đáp

Thông tin về Dược sĩ  Ngô Thu Minh 

 

Tôi tên là Ngô Thu Minh, Dược Sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội , hiện tại tôi là người sáng lập ra Nhà Thuốc Thục Anh Số 2 có trang web Shipthuocnhanh. Với nhiều năm đúc kết kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc ngành dược sĩ với các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước, cùng niềm đam mê giúp đời giúp người nên tôi đã quyết định thành lập trang thuốc shipthuocnhanh. Trải qua 4 năm tồn tại và phát triển, hiện trang thuốc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.

Dược Sĩ Ngô Thu Minh với 4 tiêu chí :

  1. Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
  2. Tận tâm, tận tình tư vấn sức khoẻ và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
  3. Lấy mục tiêu chữ ‘’ Tín “ để phát triển hệ thống.
  4. Luôn mang giá trị tốt nhất đến quý khách hàng.

Lưu ý : Mọi thắc mắc vui lòng gọi trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để tránh những điều không mong muốn xảy ra, TIỀN MẤT TẬT MANG.

Mã ID : 26326

Có thể bạn quan tâm
MUA HÀNG

19008975