Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Ship Thuốc Nhanh xin gửi tới quý khách hàng thông tin về thuốc Amaryl 4mg được đùng để điều trị tiểu đường loại 2 tại bài viết dưới đây.
Thuốc Amaryl 4mg là thuốc gì?
- Thuốc Amaryl là thuốc trị bệnh tiểu đường, có hoạt chất là glimepiride, thuộc nhóm Sulfonylurea thế hệ 2 (khắc phục nhược điểm của thế hệ trước là giảm nguy cơ hạ đường huyết và ít gây tăng cân). Hoạt chất glimepiride có nhiều tên thương mại khác nhau, Amaryl là một tên thương mại thuộc sở hữu của hãng Dược phẩm đa quốc gia Sanofi Aventis.
Thành phần cùa thuốc Amaryl 4mg
- Hoạt chất: Glimepiride 2mg.
- Tá dược: Lactose, natri starch glỵcolat, povidon K 25 (Kollidon K25), cellulose vi tinh thể PH 101 (Avicel PH 101), magnesi stearat, màu vàng oxid sắt (Amaryl 2 mg), mậu đỏ tía indigo carmine nhôm (E 132) (Amaryl 2 mg và Amaryl 4 mg).
Chỉ định của thuốc Amaryl 4mg
- Amaryl được chỉ định cùng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục để giảm đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ở người lớn mà việc ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần không thể kiểm soát được tình trạng tăng đường huyết.
- Amaryl có thể sử dụng chung với metformin khi ăn kiêng, tập thể dục, và dùng Amaryl hoặc metformin đơn thuần không kiểm soát được đường huyết một cách thỏa đáng.
- Amaryl còn được chỉ định sử dụng phối hợp với insulin để giảm đường huyết trên bệnh nhân không thể kiểm soát tình trạng tăng đường huyết khi ăn kiêng và tập thể dục kết hợp với việc uống thuốc giảm đường huyết. Sử dụng phối hợp glimepirid và insulin có thể làm tăng khả năng hạ đường huyết.
Cách dùng của thuốc Amaryl 4mg
- Cách dùng Viên nén Amaryl nên uống không được nhai, với một lượng nước vừa đủ (khoảng ½ ly)
Liều dùng của thuốc Amaryl 4mg
- Trên nguyên tắc, liều dùng Amaryl tùy thuộc nồng độ đường huyết mong muốn. Phải dùng liều glimepirid thấp nhất đủ để đạt được sự kiểm soát chuyển hóa mong muốn. Việc điều trị với Amaryl phải được bác sĩ khởi trị và theo dõi. Amaryl cần được uống đúng thời điểm trong ngày và đúng liều đã được kê toa. Nếu lỡ quên uống thuốc, không được tùy tiện tăng liều dùng sau đó để bù lại.
- Các biện pháp đối phó với những sơ suất như thế (đặc biệt là khi quên uống thuốc hoặc bỏ bữa ăn) hoặc trường hợp không thể dùng liều thuốc đúng thời gian đã kê toa, cần được bàn bạc thống nhất trước giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bác sĩ cần được thông báo ngay nếu đã uống liều quá cao, hoặc dùng thừa một liều.
- Liều ban đầu và liều duy trì được xác định dựa trên kết quả kiểm tra glucose thường xuyên trong máu và nước tiểu. Việc theo dõi glucose trong máu và nước tiểu còn để phát hiện những trường hợp thất bại điều trị tiên phát hoặc thứ phát.
- Chỉnh liều: Nếu cần có thể tăng liều. Khi tăng liều phải căn cứ vào việc theo dõi đường huyết đều đặn, và nên tăng từ từ, tức cách khoảng 1-2 tuần, và thực hiện từng bước như sau: 2mg - 3mg - 4mg - 6mg và trong một số trường hợp hạn hữu là 8mg. Liều dùng hằng ngày trên 6mg chỉ hiệu quả hơn ở một số rất ít bệnh nhân.
- Phân phối liều dùng: Thời điểm uống thuốc và phân phối liều dùng do bác sĩ quyết định, có tính đến lối sống hiện thời của bệnh nhân. Bình thường, mỗi ngày chỉ dùng một liều Amaryl là đủ. Liều này cần được uống ngay trước bữa ăn sáng, hoặc nếu không ăn sáng thì uống ngay trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. Điều quan trọng là không được bỏ bữa ăn sau khi uống Amaryl.
- Chỉnh liều thứ phát: Khi việc kiểm soát đái tháo đường được cải thiện, sự nhạy cảm với insulin gia tăng; do đó nhu cầu glimepirid có thể giảm khi tiếp tục điều trị. Để tránh giảm đường huyết quá mức (hạ đường huyết), cần xem xét giảm liều hoặc ngưng dùng Amaryl đúng lúc. Cũng cần xem xét chỉnh liều mỗi khi cân nặng hoặc lối sống của bệnh nhân thay đổi, hoặc có các yếu tố khác làm tăng tính gây hạ đường huyết hoặc nồng độ đường huyết tăng quá cao (tăng đường huyết).
- Thời gian điều trị: Điều trị với Amaryl thường là một điều trị lâu dài.
- Đổi từ thuốc đái tháo đường đường uống khác sang dùng Amaryl: Không có sự tương quan liều lượng chính xác giữa Amaryl với các thuốc hạ đường huyết khác. Khi dùng Amaryl để thay thế cho những thuốc đó, nên dùng liều khởi đầu thấp nhất, ngay cả những bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết đường uống khác với liều tối đa. Khi tăng liều Amaryl cần theo đúng những hướng dẫn trong phần "Chỉnh liều" ở trên. Nên xem xét hoạt lực và thời gian tác động của thuốc hạ đường huyết được dùng trước đó. Có thể cần tạm ngưng điều trị để tránh những hiệu ứng cộng lực có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
- Sử dụng phối hợp với metformin: Khi không thể kiểm soát nồng độ đường huyết một cách đầy đủ với liều tối đa hàng ngày của Amaryl hoặc thuốc chống đái tháo đường chứa metformin dùng đơn độc, có thể dùng chung hai thuốc này. Trong trường hợp đó, liều lượng thuốc đã dùng vẫn không thay đổi. Bắt đầu điều trị với thuốc thêm vào bằng liều thấp, tùy theo mức đường huyết mong muốn, rồi tăng dần cho đến liều tối đa hàng ngày. Nên bắt đầu điều trị phối hợp dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ.
- Sử dụng phối hợp với insulin: Khi không thể kiểm soát đường huyết đầy đủ với liều Amaryl tối đa hàng ngày, có thể đồng thời dùng chung với insulin. Trong trường hợp này, liều Amaryl hiện dùng vẫn không thay đổi. Bắt đầu điều trị insulin với liều thấp, sau đó tăng dần từng bước tùy theo mức đường huyết mong muốn. Nên bắt đầu điều trị phối hợp dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ.
- Nên theo dõi hiệu quả lâu dài bằng cách đo nồng độ HbA1c, ví dụ mỗi 3-6 tháng một lần. Có thể sử dụng Amaryl ngắn hạn trong những giai đoạn mất kiểm soát tạm thời trên bệnh nhân được kiểm soát tốt với chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
- Có ít thông tin hiện hành về sử dụng Amaryl trên bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân suy thận có thể nhạy cảm hơn với tác dụng hạ đường huyết của Amaryl.
- Trường hợp suy gan, thận (glimepirid được đào thải ở thận, sau khi chuyển hóa ở gan), liều khởi đầu của thuốc phải dè dặt để tránh các phản ứng hạ glucose huyết quá mức. Liều ban đầu chỉ dùng 1 mg/lần mỗi ngày. Liều có thể tăng lên nếu nồng độ glucose huyết lúc đói vẫn cao. Với ClCr < 22mL/phút, thường chỉ dùng 1 mg/lần mỗi ngày, không cần phải tăng hơn. Với suy gan, chưa được nghiên cứu.
- Chưa thu thập được kinh nghiệm về việc sử dụng Amaryl trên bệnh nhân suy gan nặng và bệnh nhân được thẩm phân. Trên bệnh nhân suy thận nặng hoặc suy gan nặng, nên đổi sang dùng insulin, nhất là để đạt được sự kiểm soát chuyển hóa tối ưu.
Chống chỉ định của thuốc Amaryl 4mg
- Amaryl không được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Bệnh đái tháo đường lệ thuộc insulin (týp 1).
- Trên bệnh nhân dị ứng với glimepirid, với các sulfonylurea khác, với các sulfamide khác, hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
- Nhiễm khuẩn nặng, chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
- Hôn mê do đái tháo đường.
- Suy thận hoặc suy gan nặng.
- Tình trạng nhiễm toan keton do đái tháo đường.
- Không dùng Amaryl cho phụ nữ đái tháo đường týp 2 đang có thai vì có thể có hại cho thai nhi, phải chuyển sang dùng insulin cho bệnh nhân.
- Để ngăn ngừa khả năng Amaryl có thể qua sữa mẹ, không dùng Amaryl cho phụ nữ đái tháo đường týp 2 đang cho con bú, phải chuyển sang dùng insulin nếu cần hoặc phải ngưng cho con bú.
- Trong một số tình huống stress hạn hữu (ví dụ chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn kèm sốt), việc kiểm soát đường huyết có thể khó khăn hơn, và cần phải tạm thời đổi sang dùng insulin.
Thận trọng của thuốc Amaryl 4mg
- Để đạt được sự kiểm soát đường huyết tối ưu, một chế độ ăn đúng đắn, tập thể dục thường xuyên và đúng mức, và nếu cần nên giảm cân, cũng quan trọng như việc uống Amaryl đều đặn. Các dấu hiệu lâm sàng của tăng đường huyết là đi tiểu nhiều, khát nước nhiều, khô miệng và khô da.
- Khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân phải được báo trước về những tác dụng và nguy cơ của Amaryl và vai trò của việc kết hợp với biện pháp ăn kiêng và tập thể dục; ngoài ra phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác thích đáng.
- Trong những tuần đầu điều trị, nguy cơ hạ đường huyết có thể gia tăng và cần được theo dõi đặc biệt cẩn thận. Các yếu tố tạo thuận lợi cho hạ đường huyết bao gồm:
- Bệnh nhân thiếu thiện chí hoặc (thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi) thiếu khả năng hợp tác.
- Kém dinh dưỡng, giờ ăn thất thường hoặc bỏ bữa.
- Mất cân bằng giữa vận động thể lực và thu nạp carbohydrate.
- Thay đổi chế độ ăn.
- Uống rượu, nhất là khi cùng lúc với bỏ ăn.
- Suy chức năng thận.
- Suy chức năng gan nặng.
- Dùng Amaryl quá liều.
- Một số rối loạn mất bù ở hệ nội tiết ảnh hưởng đến chuyển hóa carbohydrate hoặc hạ đường huyết do cơ chế điều hòa nghịch ví dụ như một số rối loạn chức năng tuyến giáp và suy tuyến tiền yên hoặc suy vỏ thượng thận.
- Đồng thời dùng chung với một số thuốc khác (xem "Tương tác").
- Phải báo cho bác sĩ biết về những yếu tố ấy và những cơn hạ đường huyết, vì chúng cần được theo dõi thật cẩn thận.
- Nếu có những yếu tố nguy cơ hạ đường huyết nói trên, cần chỉnh liều Amaryl hoặc toàn bộ liệu pháp. Điều này cũng được áp dụng mỗi khi bị ốm trong thời gian điều trị hoặc lối sống của bệnh nhân có sự thay đổi.
- Các triệu chứng hạ đường huyết phản ánh sự điều hòa nghịch adrenergic của cơ thể (xem "Tác dụng ngoại ý") có thể nhẹ hơn hoặc không xảy ra trong trường hợp hạ đường huyết diễn ra từ từ trên người già, và trên bệnh nhân có một số loại bệnh thần kinh (bệnh thần kinh thực vật) hoặc trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc chẹn beta, clonidine, reserpine, guanethidine, hoặc các thuốc ức chế giao cảm khác.
- Hạ đường huyết hầu như luôn luôn có thể được kiểm soát tức thời bằng cách dùng đường, dưới dạng glucose, đường viên hay nước ngọt có đường. Bệnh nhân nên luôn luôn mang theo ít nhất là 20g glucose để dùng vào mục đích này (thức ăn hoặc thức uống có vị ngọt nhân tạo-như các thực phẩm ăn kiêng không có tác dụng kiểm soát hạ đường huyết).
- Bệnh nhân có thể phải cần đến sự trợ giúp của người khác để tránh biến chứng. Với các sulfonylurea khác, người ta đã biết rằng tuy các biện pháp đối phó ban đầu thành công nhưng hạ đường huyết có thể tái diễn. Do đó, cần tiếp tục theo dõi sát. Ngoài ra, hạ đường huyết nặng cần được bác sĩ điều trị tức khắc và theo dõi, và trong một số trường hợp cần nhập viện.
- Khi được điều trị bởi một bác sĩ khác (ví dụ khi vào viện sau một tai nạn, đau ốm vào ngày nghỉ), bệnh nhân phải báo cho bác sĩ biết về tình trạng đái tháo đường của mình và điều trị đã dùng trước đó.
- Trong khi điều trị với Amaryl, phải thường xuyên kiểm tra nồng độ glucose trong máu lúc đói và trong nước tiểu, cũng như kiểm tra tỉ lệ hemoglobin glycosylat-hóa, thông thường là mỗi 3-6 tháng để đánh giá chính xác hơn việc kiểm soát đường huyết lâu dài.
- Sử dụng ở trẻ em: Sự hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân trẻ em chưa được thiết lập.
- Sự tỉnh táo và các phản ứng có thể bị suy giảm do hạ hoặc tăng đường huyết, đặc biệt khi bắt đầu hoặc sau khi thay đổi điều trị, hoặc khi Amaryl không được dùng đều đặn. Sự suy giảm này có thể, ảnh hưởng khả năng vận hành xe hoặc máy móc.
- Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phophate dehydrogenase (G6PD) điều trị với sulfonylurea có thể dẫn đến thiếu máu tán huyết. Vì glimepirid thuộc nhóm sulfonylurea, cần cẩn trọng khi sử dụng cho bệnh nhân thiếu G6PD và nên xem xét thay nhóm thuốc không thuộc nhóm sulfonylurea.
- Viên nén Glimepirid chứa lactose monohydrate. Bệnh nhân mắc bệnh di truyền hiếm không dung nạp galactose, thiếu men lactase hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.
Tác dụng phụ của thuốc Amaryl 4mg
- Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Amaryl:
- Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn.
- Đau đầu.
- Chóng mặt
- Xuất hiện triệu chứng cảm cúm.
- Khi sử dụng thuốc Amaryl còn có thể gặp tình trạng buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt, đầu lâng lâng... Triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn khi bệnh nhân có sử dụng rượu trong quá trình dùng thuốc.
- Tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra với triệu chứng nhức đầu, đói, đổ mồ hôi, da nhợt nhạt, chóng mặt, run rẩy, khó tập trung... người bệnh cần mang theo những món ăn ngọt để đề phòng tình trạng lượng đường trong máu quá thấp do tác dụng của thuốc.
- Da nhợt nhạt hoặc vàng da, các phản ứng khác với mức độ nghiêm trọng ở da, nước tiểu sẫm màu, sốt, lú lẫn hoặc yếu ớt, sưng mặt/môi/lưỡi/họng, khó thở...: cần báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải tác dụng phụ này.
Bảo quản của thuốc Amaryl 4mg
- Bảo quản nơi khô, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ không quá 30°C.
Quy cách đóng gói của thuốc Amaryl 4mg
Nhà sản xuất của thuốcAmaryl 4mg
Nơi sản xuất của thuốc Amaryl 4mg
Thông tin mua thuốc Amaryl 4mg chính hãng
Mua hàng trực tiếp tại nhà thuốc
+ Địa chỉ: Nhà Thuốc Thục Anh số 2 -178 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đông - Hà Nội.
Đặt hàng qua website chúng tôi
+ Lưu ý: Ở khu vực hà nội giao trong vòng 30 Phút
Ngoại thành giao trong ngày
Mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay Ship Thuốc Nhanh qua số điện thoại 0387326326 để được giải đáp
Thông tin về Dược sĩ Ngô Thu Minh
Tôi tên là Ngô Thu Minh, Dược Sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội , hiện tại tôi là người sáng lập ra Nhà Thuốc Thục Anh Số 2 có trang web Shipthuocnhanh. Với nhiều năm đúc kết kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc ngành dược sĩ với các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước, cùng niềm đam mê giúp đời giúp người nên tôi đã quyết định thành lập trang thuốc shipthuocnhanh. Trải qua 4 năm tồn tại và phát triển, hiện trang thuốc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.
Dược Sĩ Ngô Thu Minh với 4 tiêu chí :
- Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Tận tâm, tận tình tư vấn sức khoẻ và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
- Lấy mục tiêu chữ ‘’ Tín “ để phát triển hệ thống.
- Luôn mang giá trị tốt nhất đến quý khách hàng.
Lưu ý : Mọi thắc mắc vui lòng gọi trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để tránh những điều không mong muốn xảy ra, TIỀN MẤT TẬT MANG.
Mã ID : 26326