Chuyển phát nhanh và miễn phí nội thành Hà Nội trong vòng 24 giờ

Bệnh Chân Tay Miệng có đáng sợ không???

04/07/2023

Bệnh chân tay miệng có mức độ lây lan cao. Đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy phụ huynh đã có đầy đủ kiến thức về loại bệnh này chưa? Hãy cùng đọc bài viết

Khi trẻ dưới 5 tuổi có các tình trạng như sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng đó là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm tay chân miệng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ship Thuốc Nhanh xin gửi tới quý khách hàng một số thông tin về bệnh tay chân miệng tại bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người. Và dễ phát triển nhanh chóng thành dịch tay chân miệng. Nó thường xuất hiện ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Bệnh thường được gây ra bởi hai loại virus là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Các loại virus này tồn tại trong hệ tiêu hoá.

Bệnh chân tay miệng được gây ra bởi hai nhóm virus là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Chúng thuộc nhóm virus đường ruột. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá từ nước bọt và phân của những người mắc bệnh.

Lây nhiễm qua tiếp xúc với các chất thải cơ thể

Bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ: Vết loét miệng, nước bọt, dịch mủ hoặc phân của những người bị bệnh. Điều này thường xảy ra khi trẻ em chơi đùa cùng nhau, tiếp xúc với đồ chơi, đồ dùng cá nhân. Hoặc khi chạm tay vào các bề mặt bị nhiễm vi khuẩn

Tiếp xúc với chất nhiễm trùng từ môi trường

Virus chân tay miệng có thể tồn tại trong môi trường như: Nước, đất, bề mặt bẩn, đồ chơi…Trẻ em có thể bị nhiễm virus khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm trùng. Sau đó chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt mà không rửa tay sạch.

Tiếp xúc với người bị bệnh 

Chân tay miệng có khả năng lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi như:  Hơi thở, ho, hắt hơi, nước bọt hoặc phân. Điều này thường xảy ra trong các môi trường đông người như: Trường học, nhà trẻ hoặc gia đình có nhiều trẻ nhỏ.

Mùa dịch

Bệnh chân tay miệng thường có xu hướng lây lan nhanh chóng trong mùa hè và mùa thu. Lúc này, môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của virus.

Hệ miễn dịch yếu

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển hoặc kém có nguy cơ cao hơn bị nhiễm virus và phát triển bệnh chân tay miệng.

Chân tay miệng có nguy hiểm không và triệu chứng của bệnh 

Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao. Đồng thời nó tiềm ẩn các biến chứng nghiêm trọng. Điều trị kịp thời là cần thiết để ngăn chặn tác động nguy hiểm của bệnh.

Biến chứng khó lường của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng có thể gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng về hệ thống não bộ

Bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến hệ thống não bộ như: Viêm não, viêm não tủy và viêm màng não. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: Giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi…Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.

Biến chứng về tim mạch

Chân tay miệng gây ra các biến chứng liên quan đến hệ thống tim mạch như: Viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Biến chứng xảy ra khi virus tấn công và gây viêm nhiễm trong đó. Những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

Một số biến chứng khác bệnh có thể tạo ra

Viêm phổi, nhiễm trùng phụ khoa, mất nước do khó nuốt cũng là một hậu quả nguy hiểm. Do đó, việc chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh chân tay miệng cần được thực hiện kịp thời và chuyên nghiệp.

Triệu chứng điển hình của bệnh mà trẻ em mắc phải

Bệnh thường có các triệu chứng điển hình, đặc biệt là ở trẻ em. Các biểu hiện này có thể giúp cha mẹ nhận ra diễn biến bệnh và kịp thời đưa con đến cơ sở y tế. Chân tay miệng thường có ba giai đoạn biểu hiện như sau:

Bệnh chân tay miệng có thể trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Trong giai đoạn này, biểu hiện của bệnh chưa rõ ràng. Và trẻ vẫn hoạt động và chơi đùa như bình thường. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ ba đến bảy ngày.

Giai đoạn khởi phát bệnh

Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự xuất hiện của các triệu chứng ban đầu. Trẻ trải qua đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy...Thời gian khởi phát thường kéo dài trong vòng 1 đến 2 ngày.

Giai đoạn toàn phát của chân tay miệng

Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ trở nên rõ ràng hơn. Các biểu hiện điển hình khi bệnh phát triển bao gồm:

  • Viêm loét miệng: Đây là một dấu hiệu phổ biến của bệnh chân tay miệng. Loét miệng xuất hiện nhiều nhất tại hầu họng, niêm mạc vùng má, môi và lưỡi. Điều này gây khó chịu cho con khi ăn uống. Dẫn đến việc bé có thể bỏ ăn, từ chối bú và tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
  • Sốt: Trẻ thường có sốt nhẹ trong khoảng 38 độ C. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể có sốt cao đạt từ 39 đến 40 độ C trong vài ngày. Cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị và theo dõi tình trạng.
  • Phát ban trên da dưới dạng phỏng nước: Bé có thể phát triển ban nổi trên lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông. Ban thường có hình dạng giống vết phỏng nước và tồn tại trong một thời gian ngắn. Sau đó, nó dần dịu đi và có thể để lại vết thâm nhưng không gây sẹo

Phương pháp phòng và điều trị hiệu quả cho con

Để điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ em và hạn chế các hậu quả sau bệnh, bố mẹ nên áp dụng các phương pháp sau đây:

Điều trị các triệu chứng bệnh

Sử dụng thuốc hạ sốt như: Paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, rửa miệng bằng dung dịch muối sinh lý. Hoặc sử dụng thuốc xịt họng kháng vi khuẩn giúp giảm đau họng.

Ngoài ra, bố mẹ nên cung cấp cho con các món ăn mềm, dễ nuốt như: Súp, cháo, thức uống mát…Và tránh các món cay, mặn hoặc chua.

Chăm sóc vết loét miệng và vệ sinh cá nhân

Sử dụng dung dịch muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa sạch miệng của trẻ sau khi ăn. Cha mẹ nên nhắc nhở con thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Tăng cường chế độ dinh dưỡng và nước uống

Cung cấp các món ăn giàu dinh dưỡng như: Trái cây tươi, rau xanh, thịt, cá, sữa…Đồng thời, đảm bảo trẻ uống đủ nước trong ngày để tránh mất nước do sốt và tiêu chảy.

Hạn chế tiếp xúc và lây nhiễm

Tránh tiếp xúc gần gũi với trẻ em hoặc người lớn bị bệnh chân tay miệng. Hạn chế sử dụng chung đồ chơi, đồ dùng, khăn tắm và quần áo với trẻ bị bệnh. Cũng như, giữ vệ sinh tốt trong gia đình và nơi công cộng. Đảm bảo sự sạch sẽ và thông thoáng tránh virus phát triển.

Tuân thủ đúng các hướng dẫn y tế trong phòng và điều trị

Tham khảo ý kiến, tuân thủ hướng dẫn điều trị và chăm sóc từ bác sĩ. Ngoài ra, luôn cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh từ các cơ quan y tế địa phương cũng là một cách tốt để kiểm soát bệnh cho cả nhà.

Trên đây là một số thông tin bổ ích về bệnh chân tay miệng. Hiểu rõ về các nguyên nhân và biến chứng giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ. Cũng như đảm bảo hệ miễn dịch tốt là cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thông tin về Dược sĩ  Ngô Thu Minh 

 

Tôi tên là Ngô Thu Minh, Dược Sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội , hiện tại tôi là người sáng lập ra Nhà Thuốc Thục Anh Số 2 có trang web Shipthuocnhanh. Với nhiều năm đúc kết kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc ngành dược sĩ với các nhà thuốc lớn nhỏ trên cả nước, cùng niềm đam mê giúp đời giúp người nên tôi đã quyết định thành lập trang thuốc shipthuocnhanh. Trải qua 4 năm tồn tại và phát triển, hiện trang thuốc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.

Dược Sĩ Ngô Thu Minh với 4 tiêu chí :

  1. Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
  2. Tận tâm, tận tình tư vấn sức khoẻ và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
  3. Lấy mục tiêu chữ ‘’ Tín “ để phát triển hệ thống.
  4. Luôn mang giá trị tốt nhất đến quý khách hàng.

Lưu ý : Mọi thắc mắc vui lòng gọi trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để tránh những điều không mong muốn xảy ra, TIỀN MẤT TẬT MANG.

Mã ID : 26326

19008975